Giọt thuốc nhỏ mắt quá to: 'Kế bẩn' để công ty dược moi thêm tiền của bệnh nhân
Dàn lãnh đạo Công ty dược Pharma nhập thuốc chữa ung thư giả |
Công ty dược tạo ra giọt thuốc nhỏ mắt to hơn mức cần thiết
Nếu bạn từng thả một giọt thuốc dạng nước vào mắt, một phần dung dịch sẽ tràn lên mi mắt hoặc má của bạn.
Tin tốt là phần dung dịch tràn ra không có nghĩa bạn đã nhỏ trượt. Tin xấu là phần thuốc mà bạn gạt khỏi mặt đã bị lãng phí một cách có chủ đích. Đây là chủ ý mà mọi công ty dược sản xuất thuốc nhỏ đều biết, Đài Phát thanh quốc gia Mỹ khẳng định.
Giọt thuốc nhỏ mắt tràn khỏi mắt chúng ta vì các công ty dược sản xuất thuốc nhỏ điển hình lớn hơn kích cỡ mà mắt người có thể chứa. Một số giọt lớn đến nỗi nếu chúng là viên thuốc, mỗi khi bạn nuốt chúng, bạn đã vứt thêm một viên khác vào ruột.
'Các công ty dược thờ ơ với nỗi khổ của bệnh nhân'
Sự lãng phí khiến các chuyên gia về bệnh tăng nhãn áp như tiến sĩ Alan Robin, người từng chứng kiến các bệnh nhân cố gắng kéo dài thời gian sử dụng của những lọ thuốc nhỏ mắt đắt tiền, tức giận. Ông kêu gọi các công ty dược thiết kế những giọt thuốc nhỏ hơn, nhưng lời kêu gọi của ông không có tác dụng.
"Họ không quan tâm tới người dân, khả năng chi trả của người tiêu dùng hay ảnh hưởng của giá thuốc", Alan Robin, chuyên gia nhãn khoa, nhà nghiên cứu và giáo sư của Đại học Y khoa Michigan, phát biểu.
Đài phát thanh quốc gia Mỹ khẳng định phần lớn doanh nghiệp dược biết tình trạng lãng phí thuốc nhỏ mắt và thuốc nước trị ung thư, song họ không muốn giải quyết. Ảnh: NPR |
Hiện tượng lãng phí trong ngành y tế tồn tại dưới nhiều hình thức: Các bệnh viện vứt những sản phẩm dự trữ mới, các nhà dưỡng lão bỏ hàng tấn thuốc chưa hết hạn và doanh nghiệp dược kết hợp nhiều loại thuốc rẻ với nhau rồi bán chúng với giá trên trời. Tình trạng áp đặt ngày hết hạn của thuốc cũng khiến chúng ta lãng phí những lô thuốc an toàn và có dược lực cao.
Phần lớn cộng đồng dược và y tế biết tình trạng lãng phí thuốc - và thậm chí biết cả giải pháp để xử lý nó - nhưng họ không thực hiện bất kỳ hành động nào. Những người trả tiền, theo cách này hay cách khác, là người tiêu dùng.
Tình trạng hoang phí thuốc dạng nước diễn ra hàng ngày. Ngoài thuốc nhỏ mắt, thuốc nước trị ung thường được đưa vào các lọ dùng một lần có kích thước lớn hơn mức mà bệnh nhân cần. Công ty dược thực hiện thủ thuật này để bảo đảm rằng một lượng thuốc cứu mạng người sẽ bị vứt, và chi phí của tình trạng lãng phí sẽ đè lên hóa đơn thanh toán của bệnh nhân.
Doanh nghiệp dược bán thuốc nhỏ mắt và thuốc trị ung thư theo thể tích, và người tiêu dùng chi vài tỉ USD mỗi năm để mua chúng. Thuốc hóa trị có thể khiến bệnh nhân phải chi vài nghìn USD cho mỗi lần truyền. Những dược phẩm quan trọng với mắt để trị các bệnh như tăng nhãn áp có thể khiến bệnh nhân phải chi vài trăm USD cho một lọ nhỏ xíu và họ chỉ có thể dùng trong một tháng, khiến việc lãng phí dù chỉ một giọt cũng là vấn đề lớn đối với các bệnh nhân có thu nhập thấp.
Gregory Matthews, một giáo viên 63 tuổi, kể rằng nhiều lần ông dùng hết lọ Azopt, loại thuốc nước nhỏ mắt trị bệnh tăng nhãn áp có giá 295 USD, trước thời hạn và ông tự trách bản thân vì việc đó.
Thị trường có giá trị tới hàng tỉ USD
Năm ngoái, chỉ riêng ở thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dược thu về khoảng 3,4 tỉ USD từ việc bán thuốc trị khô mắt và thuốc tăng nhãn áp, theo hãng nghiên cứu Market Scope.
Azopt, một loại thuốc nước trị chứng tăng nhãn áp. Ảnh: yaoota.com |
Với cả thuốc nhỏ mắt và thuốc trị ung thư, các doanh nghiệp dược đã thực hiện những nghiên cứu để chứng minh rằng họ hoàn toàn có thể lãng phí ở mức thấp hơn - và bằng cách đó họ sẽ tiết kiệm tiền của người tiêu dùng. Một số nghiên cứu của họ đã diễn ra từ vài thập kỷ trước.
Hồi thập niên 90, giáo sư Alan Robin từng tư vấn cho Alcon Laboratories, một trong những tập đoàn sản xuất thuốc trị mắt lớn nhất thế giới, khi các nhà nghiên cứu của họ phát triển giọt thuốc siêu nhỏ.
"Bệnh nhân có thể thả giọt thuốc siêu nhỏ vào mắt một cách an toàn và hiệu quả mà không lãng phí chút dung dịch nào. Nhưng thay vì trở thành một thành tựu đột phá, phát minh ấy trở thành một ví dụ điển hình về việc lợi ích kinh doanh lấn át nhu cầu của bệnh nhân", Alan Robin bình luận.
Xem thêm |