Giá thép xây dựng hôm nay 8/11: Tăng trở lại, ghi nhận mức 4.268 nhân dân tệ/tấn
Giá thép hôm nay đi lên
Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 9/11
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 66 nhân dân tệ lên mức 4.268 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).
Tên loại | Kỳ hạn | Ngày 8/11 | Chênh lệch so với giao dịch trước đó |
Giá thép | Giao tháng 1/2022 | 4.268 | +66 |
Giá đồng | Giao tháng 12/2021 | 70.240 | +740 |
Giá kẽm | Giao tháng 12/2021 | 22.915 | -110 |
Giá niken | Giao tháng 12/2021 | 142.660 | +1.290 |
Giá bạc | Giao tháng 12/2021 | 4.985 | +97 |
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Sau khi Mỹ thay thế thuế quan đối với Liên minh châu Âu (EU) bằng một mức thuế quan hạn ngạch vào ngày 30/10, các quan chức thương mại đã bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ về tương lai của thuế thép và nhôm của Mỹ đối với Nhật Bản, cũng được thực thi đối với nhiều nhà sản xuất toàn cầu khác theo Mục 232.
Bà Katherine Tai, thuộc Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày 4/11 với Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản, ông Hagiuda Koichi, để thảo luận về mối quan hệ thương mại Mỹ - Nhật và chia sẻ các ưu tiên trong khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương.
USTR cho biết, đôi bên cũng đã thảo luận về tầm quan trọng của việc cùng nhau giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thép và nhôm, bao gồm cả nguyên nhân gốc rễ của tình trạng dư thừa năng lực phi thị trường, trước khi trao đổi quan điểm về cách Mỹ và Nhật Bản có thể hợp tác để giải quyết các biện pháp bóp méo thị trường và ép buộc kinh tế.
Trong cuộc họp, ông Hagiuda đã nêu bật yêu cầu cung cấp một giải pháp về vấn đề thuế bổ sung đối với các sản phẩm thép và nhôm của Nhật Bản dựa trên Mục 232.
Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản nhận định, thỏa thuận thương mại của Mỹ với Nhật Bản là rất quan trọng sau thỏa thuận giữa Mỹ và EU.
Liên đoàn cho biết trong một tuyên bố vào ngày 2/11: “Chúng tôi lo ngại rằng, thỏa thuận sẽ dẫn đến việc nới lỏng toàn diện các biện pháp dưới dạng hạn ngạch thuế quan chỉ đối với một số quốc gia và khu vực nhất định. Và ngành thép Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, sẽ bị xếp sau EU về khả năng cạnh tranh xuất khẩu sang Mỹ”.
Đồng thời, cơ quan này cũng cho biết: “Ngành thép Nhật Bản tôn trọng nỗ lực đàm phán với Mỹ của Chính phủ Nhật Bản và rất hy vọng Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ để đảm bảo sân chơi bình đẳng của ngành thép Nhật Bản”, theo S&P Global Platts.
Xem thêm: Giá sắt thép