|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón tăng 20.000 đồng/bao đối với phân urê vào ngày 18/7

09:03 | 18/07/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (18/7) ghi nhận tăng tại khu vực miền Trung. Theo đó, phân kali bột vẫn dao động từ 520.000 đồng/bao đến 590.000 đồng/bao.

Tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (18/7) điều chỉnh tăng nhẹ tại khu vực miền Trung. 

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ, Ninh Binh cùng tăng 20.000 đồng/bao, nâng giá bán lên mức lần lượt là 560.000 - 600.000 đồng/bao và 550.000 - 590.000 đồng/bao. 

Trong khi đó, phân lân có giá bán thấp nhất tại khu vực, rơi vào khoảng 250.000 - 280.000 đồng/bap

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 18/7

Ngày 16/7

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

560.000 - 600.000

540.000 - 600.000

+ 20.000

Ninh Bình

550.000 - 590.000

530.000 - 590.000

+ 20.000

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

940.000 - 980.000

940.000 - 980.000

-

Song Gianh

920.000 - 960.000

920.000 - 960.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

520.000 - 570.000

520.000 - 570.000

-

Hà Anh

520.000 - 590.000

520.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Lào Cai

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

250.000 - 280.000

250.000 - 280.000

-

Lào Cai

250.000 - 270.000

250.000 - 270.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Tại khu vực Tây Nam Bộ

Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón tại lặng sóng tại khu vực Tây Nam Bộ. 

Chi tiết như sau,  850.000 - 900.000 đồng/bao là mức giá được áp dụng oối với phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò. 

Bên cạnh đó, phân urê Cà Mau, Phú Mỹ có giá bán lần lượt là 550.000 - 570.000 đồng/bao và 530.000 - 540.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 18/7

Ngày 16/7

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

550.000 - 570.000

550.000 - 570.000

-

Phú Mỹ

530.000 - 540.000

530.000 - 540.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

980.000 - 1.030.000

980.000 - 1.030.000

-

Đình Vũ

730.000 - 790.000

730.000 - 790.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

490.000 - 520.000

490.000 - 520.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Phú Mỹ

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Việt Nhật

630.000 - 650.000

630.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

850.000 - 900.000

850.000 - 900.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Thuế giá trị gia tăng với ngành phân bón và những vấn đề đặt ra

Tham dự Hội thảo có Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội), nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các chuyên gia kinh tế;…

Thông tin từ hội thảo cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Quá trình thảo luận cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết phải sửa luật này để giải quyết các bất cập trong thực tiễn cũng như hoàn thiện chính sách thu.Bên cạnh đó, sau một thời gian thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, cần được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, đáng chú ý là phạm vi các đối tượng không chịu thuế tương đối rộng, dẫn đến nhiều trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng mà các hàng hóa là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là trường hợp điển hình.

Thời gian qua, doanh nghiệp phân bón sản xuất trong nước phản ánh: Do phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào cho nguyên vật liệu, máy móc và dịch vụ. Điều này không chỉ làm tăng giá phân bón mà còn khiến các doanh nghiệp phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, vốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng ở nước xuất xứ.

Vì vậy, sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này, Chính phủ đề xuất chuyển các hàng hóa là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có phân bón, từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế 5%.

Theo Chính phủ, chính sách này sẽ góp phần tránh hiệu ứng tăng giá thành sản phẩm, tạo thuận lợi cho ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hỗ trợ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Thảo luận tại hội trường Quốc hội, các đại biểu có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một số đại biểu đề nghị đánh giá kỹ việc chuyển đổi phân bón sang đối tượng chịu thuế với thuế suất 5% và đề xuất giữ nguyên như quy định hiện hành do lo ngại việc áp thuế sẽ làm giá phân bón tăng và ảnh hưởng đến người nông dân.

Một số đại biểu nhất trí đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế nhưng với thuế suất 0%, như vậy doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế đầu vào và không ảnh hưởng đến giá thành phân bón.

Một số đại biểu khác lại cho rằng áp thuế 5% là phù hợp và bảo đảm hài hòa lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, theo Báo Chính Phủ

 Ảnh: Gia Ngọc

 

Gia Ngọc