Giá phân bón biến động trái chiều từ 5.000 đồng/bao đến 50.000 đồng/bao trong ngày đầu tuần 20/5
Tại khu vực miền Trung
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (20/5) không có điều chỉnh mới.
Cụ thể, phân Kali bột có mức giá đi ngang, dao động khoảng 540.000 - 590.000 đồng/bao.
Tương tự, phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu, Song Gianh có giá lần lượt là 940.000 - 980.000 đồng/bao và 920.000 - 960.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
MIỀN TRUNG |
|||
Tên loại |
Ngày 20/5 |
Ngày 18/5 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Phú Mỹ |
530.000 - 570.000 |
530.000 - 570.000 |
- |
Ninh Bình |
520.000 - 560.000 |
520.000 - 560.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Đầu Trâu |
940.000 - 980.000 |
940.000 - 980.000 |
- |
Song Gianh |
920.000 - 960.000 |
920.000 - 960.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Phú Mỹ |
540.000 - 580.000 |
540.000 - 580.000 |
- |
Hà Anh |
540.000 - 590.000 |
540.000 - 590.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Đầu Trâu |
720.000 - 750.000 |
720.000 - 750.000 |
- |
Phú Mỹ |
720.000 - 750.000 |
720.000 - 750.000 |
- |
Lào Cai |
720.000 - 740.000 |
720.000 - 740.000 |
- |
Phân Lân |
|||
Lâm Thao |
250.000 - 280.000 |
250.000 - 280.000 |
- |
Lào Cai |
250.000 - 270.000 |
250.000 - 270.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Tại khu vực Tây Nam Bộ
Cũng theo ghi nhận, thị trường phân bón hôm nay (20/5) biến động trái chiều tại khu vực Tây Nam Bộ.
Chi tiết như sau, phân urê Cà Mau, Phú Mỹ tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/bao, nâng lên mức lần lượt là 515.000 đồng/bao và 490.000 - 530.000 đồng/bao.
Trong khi đó, phân DAP Hồng Hà giảm 45.000 - 50.000 đồng/bao, hiện được các đại lý bán ra với giá 980.000 - 1.030.000 đồng/bao.
Song song đó, phân DAP thương hiệu Đình Vũ có giá niêm yết là 730.000 - 790.000 đồng/bao sau khi giảm 30.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
TÂY NAM BỘ |
|||
Tên loại |
Ngày 20/5 |
Ngày 18/5 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Cà Mau |
515.000 - 535.000 |
515.000 - 530.000 |
+ 5.000 |
Phú Mỹ |
490.000 - 530.000 |
480.000 - 530.000 |
+ 10.000 |
Phân DAP |
|||
Hồng Hà |
980.000 - 1.030.000 |
1.025.000 - 1.080.000 |
- 45.000 - 50.000 |
Đình Vũ |
730.000 - 790.000 |
760.000 - 800.000 |
- 30.000 |
Phân KALI Miểng |
|||
Cà Mau |
500.000 - 525.000 |
500.000 - 525.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
650.000 - 680.000 |
650.000 - 680.000 |
- |
Phú Mỹ |
650.000 - 680.000 |
650.000 - 680.000 |
- |
Việt Nhật |
630.000 - 650.000 |
630.000 - 650.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Ba con cò |
850.000 - 970.000 |
850.000 - 970.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Tây Ninh sắp có dự án chăn nuôi vịt và phân bón 2.000 tỷ đồng
Chuỗi sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn phối hợp tổ chức.
Đặc biệt, tham dự chuỗi sự kiện còn có sự tham dự của các Đại sứ, Tổng lãnh sự các nước, tỉnh trưởng và phó tỉnh trưởng các tỉnh giáp biên Tây Ninh như Svay Riêng, Prey Veng, Tboung Khmum, Kampong Cham. Ngoài ra, chuỗi sự kiện còn có sự tham dự của các hiệp hội, doanh nghiệp quốc tế như: EuroCham, AmCham, AusCham, BeLuxCham, KoCham, FAO ,JICA, JETRO, USAID, ADB, WB, EIB, ILRI.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Vũ Mạnh Hùng nhắc lại Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức ngày 5/5. Theo ông Hùng, Tập đoàn luôn xem Tây Ninh là địa phương ưu tiên trong chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Cụ thể tháng 6/2023, UBND tỉnh Tây Ninh, De Heus và Hùng Nhơn đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) về việc đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng tại huyện Tân Châu.
Ông Hùng, chia sẻ, để thể hiện quyết tâm và sự chuyên nghiệp của mình, giai đoạn 1 của dự án được chúng tôi động thổ chỉ sau 1 tháng ký biên bản ghi nhớ với tỉnh Tây Ninh. Đến nay, sau hơn 10 tháng thi công và hoàn thiện, hôm nay chúng tôi tự hào tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 của dự án.
Phát biểu tại chuỗi sự kiện của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ cảm xúc phấn khởi và tự hào trước vị thế của Hùng Nhơn, một trong những doanh nghiệp nông nghiệp có đủ tiềm lực và khả năng hợp tác với tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới là De Heus.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, khẳng định, giá trị cốt lõi của sự kiện không chỉ là hoạt động tái cơ cấu, định hình lại ngành chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh, mà còn là hình mẫu của mô hình phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc, chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho rằng chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh của 2 tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn là một trong những dự án được lãnh đạo tỉnh quan tâm và hết sức ủng hộ, bởi đây là dự án áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế của Hà Lan, Đức, và Bỉ.
Bên cạnh đó, dự án áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Nói về lý do Tập đoàn De Heus chọn Tây Ninh là địa phương trọng điểm đầu tư, ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc toàn cầu De Heus, đánh giá Tây Ninh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong thu hút vốn FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ông Gabor Fluit đã liệt kê hàng loạt lợi thế của Tây Ninh như: nằm trong vùng Đông Nam Bộ, làm vị trí cầu nối giữa TP.HCM và Campuchia. Trong tương lai, Tây Ninh sẽ đón nhận các dự án giao thông quan trọng như: cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu - TP Tây Ninh - Xa Mát, đường Hồ Chí Minh.
Cũng tại chuỗi sự kiện, đại diện UBND tỉnh Tây Ninh, Hùng Nhơn và Công ty ORVIA Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) đầu tư phát triển sản phẩm vịt giống, vịt thịt và sản xuất phân bón hữu cơ đạt chuẩn Organic USDA/EU, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (2025 - 2027) sẽ xây dựng nhà máy ấp con giống hiện đại, công nghệ cao có diện tích khoảng 2 ha, cung cấp cho thị trường 1,2 triệu sản phẩm vịt giống/năm và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ đạt chuẩn Organic USDA/EU có diện tích khoảng 20-30 ha sử dụng 30.000 - 50.000 tấn nguyên liệu từ hoạt động chăn nuôi tại địa phương để sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 - 150.000 tấn phân bón hữu cơ và vi sinh.
Giai đoạn 2 (2027 - 2030) sẽ đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 80ha, cung cấp khoảng 4 triệu sản phẩm vịt giống và 18 triệu sản phẩm vịt thịt mỗi năm cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Halal và quốc tế. Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án này là 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hùng Nhơn cùng với De Heus, Công ty Ngọc Bích, Công ty Thế giới của Kiến thức và Kết nối, đã ký kết về chương trình hợp tác, liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal, theo Báo Nông Nghiệp.