Thị trường cao su thế giới đang bị tác động bởi lo ngại nhu cầu yếu tại Trung Quốc. Giá cao su châu Á biến động không đồng nhất, xu hướng tăng diễn ra ở sàn Trung Quốc và Thái Lan, trong khi Nhật Bản lại suy giảm.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 20% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2023, cao hơn so với mức 18,9% của cùng kỳ năm trước.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết nửa cuối tháng 11, giá cao su tại thị trường châu Á có xu hướng tăng trong bối cảnh tồn kho thấp, lo ngại về nguồn cung thắt chặt.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng mạnh khi đồng yên suy yếu và các chỉ số kinh tế phục hồi. Trong khi cùng chủng hàng tại Trung Quốc, Thái Lan, giá ghi nhận giảm nhẹ do lo ngại nhu cầu thấp, nguồn cung tăng trong ngắn hạn.
Chi phí cao trong khi giá bán tăn không xứng khiến người trồng cao su không có động lực để đầu tư vào vườn. Điều này kéo theo sản lượng cao su Thái Lan có thể giảm 10% trong năm nay.
Theo Nikkei Asia, các quy định của Liên minh Châu Âu về ngăn chặn nạn phá rừng đang tiềm ẩn nguy cơ gây gián đoạn trên diện rộng đối với ngành cao su của Đông Nam Á, từ 30.000 nông dân nhỏ ở Campuchia đến các nhà xuất khẩu lớn ở Thái Lan và Malaysia.
Ngân hàng Thế giới đã nâng dự báo giá cao su trong cả năm 2023 lên mức trung bình 1,4 USD/kg và trong năm 2024 lên mức trung bình 1,5 USD/kg, tương ứng tăng hơn 7%.
Giá cao su ở các sàn giao dịch châu Á đồng loạt tăng mạnh từ tháng 8 đến nay do ảnh hưởng từ giá dầu thô và xung đột địa chính trị. Trong khi đó, thị trường cao su nội địa vẫn khá trầm lắng từ đầu năm đến nay.
Theo Nikkei Asia, tác động của đà tăng của giá dầu thô đang lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá đường, cao su và các mặt hàng thiết yếu khác tăng cao, đồng thời góp phần gây áp lực lạm phát dai dẳng.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 181.720 tấn cao su, tăng 11% về lượng so với tháng 8/2022. Đây cũng tháng thứ 7 liên tiếp lượng cao su xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân tăng so với cùng kỳ năm trước.
10 ngày giữa tháng 8, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan tăng nhẹ, trong khi giảm tại Thượng Hải. Tuy nhiên nhìn vào xu hướng chung, giá cao su trên cả ba sàn đều đã giảm sâu so với đầu năm.
Lượng xuất khẩu cao su trong tháng 7 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đang dần hồi phục được kỳ vọng sẽ là yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu cao su trong các tháng tới.
Lượng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng 5 tháng liên tiếp, tuy nhiên giá vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 do suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Tập đoàn Cao su Việt Nam dự báo sức tiêu thụ cao su còn yếu, giá xuất khẩu mặt hàng này sẽ khó có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023 và ít nhất phải từ năm 2024 trở đi sẽ ổn định hơn, nhu cầu cũng như giá cả cao su sẽ đi lên.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…