|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giá bitcoin hôm nay 5/10: Trở lại mốc 20.000 USD, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách vào metaverse

08:34 | 05/10/2022
Chia sẻ
Giá bitcoin hôm nay 5/10 tăng mạnh trở về mốc 20.000 USD, kéo theo tăng trưởng của toàn bộ thị trường. Thủ tướng Nhật Bản Kishida tiếp tục tuyên bố sự ủng hộ của nhà nước với NFT và metaverse.

Giá  bitcoin hôm nay tiếp tục tăng trở lại mức 20.000 USD, kéo theo sự tăng giá của toàn bộ thị trường.

Chỉ số giá bitcoin hôm nay 5/10/2022. (Nguồn: CoinDesk).

Giá bitcoin  hôm nay ghi nhận vào thời điểm 6h45 ở 20.376,16 USD, cao hơn 3,74% so với 24 giờ trước.

Bitcoin đang có giá trị thị trường 389,89 tỷ USD, tương đương 40,2% tổng giá trị thị trường.

Trên thị trường, có đến 93/100 đồng tiền hàng đầu tăng giá so với 24 giờ trước.

Toàn cảnh thị trường tiền kỹ thuật số ngày 5/10/2022. (Nguồn: Coin360).

Mức tăng cao nhất thị trường thuộc về Convex Finance, tăng 9,48% trong ngày.

Đồng tiền giảm nhiều nhất thị trường là Reserve Rights, mất 3,39%.

Trong nhóm 10 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường, toàn bộ đều tăng giá so với 24 giờ trước.

Nhóm 10 đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu theo giá trị thị trường ngày 5/10/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Ethereum tăng 2,87% trong 24 giờ qua, ghi nhận ở 1.364,10 USD.

Tether tăng nhẹ 0,01%, ghi nhận ở mức 1,00 USD.

BNB tăng 3,19% trong ngày, lên 296,47 USD.

USD Coin tăng 0,01%, đạt 1,00 USD.

Ripple tăng 3,58% so với 24 giờ trước, lên 0,4809 USD.

Binance USD tăng 0,02% trong ngày, hiện ở mức 1,00 USD.

Cardano tăng 1,83% trong 24 giờ qua, lên 0,4359 USD.

Solana tăng 3,05%, đạt 34,07 USD.

Dogecoin tăng mạnh 9,41% trong ngày, lên mức 0,0615 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 7h20 ở 967,05 tỷ USD, tăng 24,33 tỷ USD so với 24 giờ trước.

Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số ngày 5/10/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Khối lượng giao dịch thị trường tăng nhẹ lên 59,96 tỷ USD, cao hơn 11,47% so với ngày 4/10.

M31 Capital tiến hành khoản đầu tư Web3 100 triệu USD

Quỹ đầu tư tiền kỹ thuật số M31 Capital vừa ra mắt quỹ đầu tư mới tập trung vào công ty Web3, cho thấy chuyển đổi trong định hướng đầu tư mới của quỹ này vào dự án internet phi tập trung.

Quỹ Web3 Opportunity của M31 Capital sẽ đầu tư lên đến 100 triệu USD vào dự án tiền kỹ thuật số và cơ hội đầu tư vào cổ phần trong lĩnh vực Web3, theo công bố của quỹ này trong ngày 4/10. Đầu tiên, quỹ sẽ đầu tư vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng internet phi tập trung. Có lẽ công cụ đầu tư mới này sẽ là “quỹ đầu tư mạo hiểm lỏng”, một loại quỹ chỉ cho nhà đầu tư bán ra sau thời gian khóa 12 tháng.

M31 khẳng định họ đã có được cam kết đầu tư 50 triệu USD từ nhà đầu tư và sẽ huy động thêm 50 triệu USD để đạt được mức tài trợ 100 triệu USD.

Dù đang trong giai đoạn suy thoái thị trường tiền kỹ thuật số, 2022 là một năm tương đối thành công với nhà đầu tư vào dự án Web3, một dấu hiệu rõ ràng rằng nhà đầu tư thấy giá trị trong sự nhiễu loạn. Theo CoinTelegraph Research báo cáo, Web3 đã thu hút phần lớn nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong năm nay. Chỉ trong quý II, dự án Web3 chiếm 42% tất cả tương vụ đầu tư mạo hiểm cá nhân trong lĩnh vực blockchain.

Ảnh minh họa Bitcoin. (Nguồn: CoinTelegraph).

Nhật Bản đầu tư vào Metaverse và mở rộng NFT

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu về chính sách trong ngày 3/10 về kế hoạch của Nhật Bản đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số sẽ bao gồm cả dịch vụ NFT và Metaverse.

Nhật Bản vẫn luôn kêu gọi đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số, bao gồm chính sách hưởng lợi từ thuế cho công ty thúc đẩy tương lai kỹ thuật số. Trong phát biểu trước Quốc hội, ông Kishida cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục tập trung vào “hỗ trợ áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào xã hội” và sẽ “khuyến khích nỗ lực mở rộng sử dụng dịch vụ Web3 ứng dụng metaverse và NFT”.

Sự ủng hộ của trung ương Nhật Bản với Web3 xảy ra sau trào lưu trải đường dịch vụ liên quan đến Web3 đến từ các quan chức trong nước, thay vì con đường chính trị bình thường mà một chính sách thường trải qua. Chính quyền ông Kishida mới đây đã thành lập văn phòng chính sách Web3 trong Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), tập trung vào tạo ra chính sách mở rộng blockchain bền vững.

Thành Nguyên