|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giá bitcoin hôm nay 16/4: Tăng nhẹ, Tổng thống Joe Biden đề cử người tiền nhiệm tại Ripple làm phó chủ tịch Fed

08:08 | 16/04/2022
Chia sẻ
Giá bitcoin hôm nay 16/4 tăng nhẹ, và thị trường ghi nhận nhiều đồng tiền tăng giá. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa đề cử ông Michael Barr giữ chức phó chủ tịch Fed.

Giá  bitcoin hôm nay 16/4 tăng nhẹ, và thị trường cũng đồng loạt tăng giá.

Chỉ số giá bitcoin hôm nay 16/4/2022. (Nguồn: CoinDesk).

Giá bitcoin  hôm nay ghi nhận vào thời điểm 6h20 ở 40.464,10 USD, tăng 1,4% so với 24 giờ trước, theo Chỉ số giá bitcoin của CoinDesk.

Trên thị trường, có 85 trong số 100 đồng tiền hàng đầu theo giá trị thị trường tăng giá so với 24 giờ trước.

Toàn cảnh thị trường tiền kỹ thuật số ngày 16/4/2022. (Nguồn: Coin360).

Trong đó, Ripple là đồng tiền tăng nhiều nhất với tỷ lệ 7,25% trong ngày.

Mức giảm cao nhất trên thị trường thuộc về Zilliqa, mất 3,43% trong 24 giờ qua.

Trong top 10, có 8/10 đồng tiền tăng giá so với 24 giờ trước.

Nhóm 10 đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu theo giá trị thị trường ngày 16/4/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Ethereum tăng 0,46% trong 24 giờ qua, lên 3.033,83 USD.

Tether ghi nhận ở 1,00 USD khi tăng 0,01% trong ngày.

BNB tăng 0,42%, đạt 416,57 USD.

USD Coin giảm nhẹ 0,02%, còn 0,9997 USD.

Ripple tăng 7,25% trong ngày, lên 0,7783 USD.

Solana tăng nhẹ 0,42% torng 24 giờ qua, ghi nhận ở 101,08 USD.

Cardano tăng lên 0,9519 USD, cao hơn 2,21% so với 24 giờ trước.

Terra giảm 1,92%, còn 80,17 USD.

Avalanche tăng nhẹ 0,53%, lên 77,29 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số vào thời điểm 6h20 ở 1.879,84 tỷ USD, tăng 20,75 tỷ USD so với 24 giờ trước.

Tổng giá trị thị trường tiền kỹ thuật số ngày 16/4/2022. (Nguồn: CoinMarketCap).

Khối lượng giao dịch 24 giờ trên thị trường ghi nhận ở 63,13 tỷ USD, giảm 19,72% so với ngày 15/4.

Tổng thống Biden công bố người tư vấn Ripple tiền nhiệm giữ phó chủ tịch Fed

Sau khi Sarah Bloom Raskin rút khỏi chức thống đốc Quản trị Cục Dự trữ Liên bang, tổng thống Mỹ Joe Biden công bố ý định đề cử quan chức của chính quyền Obama và là chuyên viên luật pháp Michael Barr cho chức phó chủ tịch giám sát ngân hàng trung ương.

Trong công bố ngày 15/4, Nhà Trắng cho biết Barr đã được ông Biden chọn làm người giám sát cho Cục Dự trữ Liên bang và đưa ra chương trình nghị sự. Ông Barr đã ở trong hội đồng quản trị của Ripple Labs từ 2015 đến 2017, đóng vai trò phó thư ký cho Bộ Tài chính của chính quyền Obama, và dạy các khóa học về quản lý tài chính tại Đại học Michigan. Theo Nhà Trắng, ông là “kiến trúc sư then chốt” của Đạo luật Dodd-Frank, luật tiếp tục ảnh hưởng đến chính sách tài chính của Mỹ.

“Ông Barr có được sự ủng hộ mạnh mẽ trên khắp chính trường, và đã được khẳng định bởi Thượng vị ở cả hai đảng”, theo Tổng thống Joe Biden. “Ông ta hiểu rõ công việc này không phải là việc của đảng phái, nhưng là một công việc đóng vai trò quyết định trong quản lý tổ chức tài chính quốc gia nhằm đảm bảo người Mỹ được đối xử công bằng và bảo vệ được tính ổn định tài chính của nền kinh tế chúng ta”.

Theo Tổng thống Mỹ, ông muốn “đưa việc đề cử ông Barr tiến hành nhanh chóng”, khi chức vụ phó chủ tịch cho vị trí giám sát này đã bỏ trống kể từ nhiệm kỳ của thống đốc Fed Randal Quarles kết thúc trong tháng 10/2021.

Ảnh minh họa Bitcoin. (Nguồn: CoinTelegraph).

BIS báo cáo triển vọng CBDC theo tầm nhìn của ngân hàng trung ương

Một bản báo cáo từ Ngân hàng Thanh toán Bù trừ Quốc tế (BIS) đã chỉ ra hiệu quả hệ thống thanh toán là động lực hàng đầu đối với ngân hàng trung ương khi nhiều nền kinh tế thị trường đang thử nghiệm với đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương CBDC và xem xét mở rộng.

Báo cáo được đưa ra trong ngày 14/4, tập hợp nhiều văn bản được chuẩn bị trong cuộc họp của phó thống đốc ngân hàng trung ương các nước đang phát triển, xảy ra trong ngày 9-10/2.

“Cung cấp phương thức thanh toán kỹ thuật số giống tiền mặt, trước việc sụt giảm sử dụng tiền mặt và gia tăng trong dịch vụ thanh toán kỹ thuật số tư nhân, là mối quan tâm phổ biến nhất (trong phát hành CBDC”, BIS viết.

Báo cáo bao gồm quốc gia như Brazil, Hong Kong, Mexico, Nam Phi và UAE.

 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng ngân hàng trung ương tại các quốc gia kinh tế đang phát triển này ưu tiên đáp ứng nhu cầu tài chính cơ bản và tập trung vào rủi ro an ninh mạng, xóa bỏ trung gian ngân hàng và hiệu ứng lan tỏa xuyên biên giới.

Thành Nguyên