|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Gần 100 công ty chuyển từ Anh sang Hà Lan do lo ngại bất ổn từ Brexit

20:21 | 26/08/2019
Chia sẻ
Gần 100 công ty đã chuyển hoạt động từ Vương quốc Anh sang nước này hoặc thành lập văn phòng ở đây để đảm bảo họ vẫn nằm trong EU khi Xứ sở sương mù đang lên kế hoạch rời khỏi khối này (Brexit).
Gần 100 công ty chuyển từ Anh sang Hà Lan do lo ngại bất ổn từ Brexit - Ảnh 1.

Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London của Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 26/8, Cơ quan Đầu tư nước ngoài Hà Lan (NFIA) cho biết gần 100 công ty đã chuyển hoạt động từ Vương quốc Anh sang nước này hoặc thành lập văn phòng ở đây để đảm bảo họ vẫn nằm trong Liên minh châu Âu (EU), giữa lúc Xứ sở sương mù đang lên kế hoạch rời khỏi khối này (Brexit).

Cơ quan trên cũng cho hay 325 công ty khác bày tỏ lo lắng về việc mất quyền tiếp cận thị trường châu Âu và đang xem xét một động thái tương tự.

Các công ty này chủ yếu thuộc các lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, truyền thông, quảng cáo, khoa học đời sống và sức khỏe.

Ông Jeroen Nijland, thành viên NFIA, nói rằng sự không chắc chắn gia tăng ở Anh cùng khả năng một Brexit không thỏa thuận ngày càng rõ ràng hơn đang gây ra bất ổn kinh tế lớn cho các công ty này. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều công ty xác định Hà Lan là nơi đặt trụ sở mới tiềm năng ở thị trường châu Âu.

Hà Lan đang cạnh tranh với Đức, Pháp, Bỉ và Ireland để thu hút các công ty dịch chuyển hoạt động vì những rủi ro liên quan đến Brexit.

Tân Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, đã cam kết sẽ đưa nước này rời khỏi EU vào ngày 31/10 tới, dù có hay không một thỏa thuận.

Hiện tại, ông Johnson đang tìm cách đàm phán lại thỏa thuận Brexit đã được nhất trí giữa EU và người tiền nhiệm của ông là bà Theresa May, trong đó đáng chú ý nhất là việc bỏ kế hoạch "chốt chặn" nhằm tránh khả năng tái thiết lập đường biên giới cứng trên đảo Ireland và thay bằng "những sắp xếp khác".

H.Thủy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.