|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FPT Shop lại gây sốc: Cho mua hàng từ Mỹ, Nhật, Đức

20:19 | 24/04/2019
Chia sẻ
Trang bán hàng của FPT Shop hôm nay mở thêm mục Hàng Mỹ, cho phép người mua hàng từ các quốc gia như Nhật, Mỹ, Đức.

Website fptshop.com.vn vừa mở thêm mục con hangmy.fptshop.com để khách có thể mua thêm các mặt hàng của Amazon từ Nhật, Mỹ, Đức. Truy cập trang mua hàng này, người dùng có thể chọn mua hầu như mọi mặt hàng bán trên Amazon ở 3 thị trường Mỹ, Nhật, Đức.

FPT Shop lại gây sốc: Cho mua hàng từ Mỹ, Nhật, Đức - Ảnh 1.

Một phần website bán hàng Mỹ, Đức, Nhật của FPT Shop - Ảnh chụp màn hình

Theo thông tin trên website, FPT Shop hợp tác với Fado để mở trang bán hàng mới. Như vậy, sau khi hợp tác với Nguyễn Kim để mở mục điện máy, chuỗi bán lẻ hàng công nghệ số 2 ở Việt Nam lại thử nghiệm một mô hình kinh doanh khác khá bất ngờ.


Khác với các mặt hàng thuần công nghệ hay điện máy đang bán trên FPT Shop, khi kết hợp bán hàng của Amazon, có thể nói khách truy cập trang web của FPT Shop có thể mua hầu hết mọi mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày.


Khi chọn mua các mặt hàng trên trang mới của FPT Shop, người dùng sẽ nhận được giá bán hiển thị bằng tiền đồng, là giá bán cuối cùng khi hàng về đến Việt Nam. Thông thường, các trang bán hàng dạng này sẽ tính thêm phần phí vận chuyển và các phí khác vào giá bán, do đó chắc chắn giá bán sẽ cao hơn so với giá niêm yết tại trang gốc của Amazon.

Tất nhiên, để có được món hàng mua trực tiếp từ Mỹ, Nhật, Đức,... nhiều người sẵn sàng bỏ thêm phần chênh lệch này.


Trước FPT Shop, có nhiều trang chuyên nhập hàng từ Amazon về bán tại Việt Nam, tiêu biểu trong số đó là Fado - nền tảng FPT Shop đang hợp tác.

Thử chọn vào một món hàng trên FPT Shop, giá bán của mặt hàng này bằng chính xác với giá bán trên fado.vn.


Việc hợp tác giữa FPT Shop với Fado sẽ góp phần quảng bá việc mua hàng từ Amazon về Việt Nam. Với tên tuổi sẵn có, chắc chắn FPT Shop sẽ có lợi thế hơn các trang bán hàng khác. Dĩ nhiên, đứng về phía người dùng, FPT Shop sẽ phải chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra khi mua hàng trên trang mới, dù có lẽ nó chủ yếu được vận hàng bởi Fado.

Hải Đăng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.