|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

FPT lần đầu tiên M&A một công ty công nghệ tại Nhật Bản

13:30 | 01/03/2024
Chia sẻ
Trong một thập kỉ qua, FPT đã hoàn tất nhiều thương vụ M&A ở Mỹ và châu Âu. Riêng tại Nhật, con số này khá ít ỏi do đặc thù thị trường có nhiều khó khăn.

 Ảnh: FPT.

Ngày 1/3, Tập đoàn FPT công bố mua 100% vốn của Next Advanced Communications NAC Co., Ltd. (NAC) - công ty dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của Nhật Bản, với mục đích mở rộng gấp đôi tập khách hàng cũng như danh mục dịch vụ và củng cố vị thế tại thị trường này. Đây cũng là thương vụ M&A đầu tiên của FPT tại đất nước mặt trời mọc.

FPT cho biết từ năm 2014 đến nay, tập đoàn đã hoàn tất nhiều thương vụ M&A ở Mỹ và châu Âu. Tại Nhật, con số này khá ít ỏi do đặc thù thị trường có nhiều khó khăn. Trước đó, FPT đã có 2 thương vụ Join Venture (góp vốn liên doanh) và đầu tư vốn thành công tại Nhật với Konica Minolta và LTS. 

Thông qua thương vụ NAC này, FPT sẽ tận dụng được điểm mạnh cũng như nguồn lực của công ty Nhật Bản trong các mảng tư vấn chiến lược, thiết kế cấu trúc, quy hoạch hệ thống công nghệ, thiết kế, phát triển và vận hành.

Theo kế hoạch, FPT đang hướng tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản vào năm 2027 và có hơn một nửa số nhân viên tại đây là người nước ngoài.

Theo giới thiêu, NAC được thành lập vào ngày 31/03/2011, trụ sở công ty này đặt tại Tokyo, Nhật Bản. Vốn điều lệ khoảng 48,3 triệu yen (tức gần 8 tỷ đồng).

Đây là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chính gồm tiếp thị, hỗ trợ tư vấn, quy hoạch hệ thống và thiết kế, phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống. Một số sản phẩm NAC cung cấp là hệ thống quản lý sức khỏe, công cụ chuyển đổi dữ liệu khám bệnh, dịch vụ thông báo khám bệnh, hệ thống quản lý xét nghiệm PCR, dịch vụ hỗ trợ vận hành, giải pháp tự động hóa DevOps,...

Hiện tại, NAC sở hữu đội ngũ gần 300 kỹ sư, nhiều người thuộc Top 40 thế giới về Salesforce, CRM…

Minh Hằng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.