|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Duyệt nhiệm vụ điều chỉnh qui hoạch chung KKT Nam Phú Yên hơn 20.000 ha

07:46 | 14/12/2019
Chia sẻ
Khu kinh tế Nam Phú Yên có diện tích lập qui hoạch khoảng 20.730 ha, dự báo qui mô dân số đến năm 2030 khoảng 170.000 - 180.000 người.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên (tỉnh Phú Yên) đến năm 2040.

hieu-ung-tu-khu-kinh-te-nam-phu-yen1539279571

Cầu Hùng Vương nối liền TP Tuy Hòa và KKT Nam Phú Yên, kết nối với tuyến ven biển Việt Nam. (Ảnh: Báo đầu tư)

Theo Quyết định phê duyệt, phạm vi lập qui hoạch có diện tích khoảng 20.730 ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông thuộc thành phố Tuy Hòa và các xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông, Hòa Vinh và một phần các xã Hòa Xuân Tây, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Nam, Hòa Thành thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

Về ranh giới lập qui hoạch, phía Bắc giáp sông Đà Rằng, phía Nam giáp huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), phía Đông giáp biển Đông và phía Tây hành lang cao tốc Bắc - Nam.

KKT Nam Phú Yên có qui mô dân số hiện trạng khoảng 140.000 người, dự báo sơ bộ qui mô dân số đến năm 2030 có khoảng từ 170.000 - 180.000 người. Đến năm 2040, dự báo sơ bộ qui mô dân số khoảng từ 220.000 - 250.000 người. Dự báo đất xây dựng KKT đến năm 2040 khoảng từ 11.000 - 12.000 ha.

Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật áp dụng theo yêu cầu của qui chuẩn qui hoạch xây dựng hiện hành đối với đô thị loại II cho khu vực phát triển đô thị và qui chuẩn qui hoạch xây dựng hiện hành đối với các khu chức năng khác.

Mục tiêu của qui hoạch là xây dựng KKT Nam Phú Yên phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia biển, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển  KKT Nam Phú Yên trở thành KTT tổng hợp đa ngành, đa chức năng với trọng tâm là các loại hình công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển. Xây dựng KKT Nam Phú Yên thành một trung tâm dịch vụ và du lịch cấp quốc gia và khu vực...

Ngoài ra, KKT Nam Phú Yên có tính chất là KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển là công nghiệp công nghệ cao; các ngành công nghiệp gắn với cảng biển; du lịch sinh thái; đô thị dịch vụ thương mại - du lịch sông, biển gắn với việc khai thác sân bay Tuy Hòa và hệ thống cảng biển,...

Trước đó, hồi tháng 8/2019, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị về Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040.

Theo đó, Xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên là phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia biển, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.

Đây là nhiệm vụ cụ thể hóa các chủ trương chiến lược của Khu kinh tế Nam Phú Yên trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Nam Trung Bộ, cũng như cụ thể hóa các định hướng phát triển trong các qui hoạch vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hà Lê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.