|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Duy trì áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt

14:00 | 03/11/2018
Chia sẻ
Mức thuế tự vệ áp dụng từ ngày 25/3/2018 đến ngày 24/3/2019 là 3.556.710 đồng/tấn; từ 25/3/2019 –24/3/2020 là  3.201.039 đồng/tấn; từ ngày 25/3/2020 trở đi: 0 đồng/tấn (nếu không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ).
duy tri ap dung bien phap tu ve doi voi san pham bot ngot Bộ Công Thương tiếp nhận đơn yêu cầu miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BCT về kết quả rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt.

duy tri ap dung bien phap tu ve doi voi san pham bot ngot
Duy trì áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt

Trước đó, ngày 10/3/2016, Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau vào Việt Nam. Đến tháng 3 Bộ Công Thương tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt.

Ngày 30/10, Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết kết quả rà soát. Theo đó, biện pháp tự vệ được duy trì áp dụng đối với sản phẩm bột ngọt có mã HS: 2922.42.20 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.

Mức thuế tự vệ áp dụng từ ngày 25/3/2018 đến ngày 24/3/2019 là 3.556.710 đồng/tấn; từ 25/3/2019 –24/3/2020 là 3.201.039 đồng/tấn; từ ngày 25/3/2020 trở đi: 0 đồng/tấn (nếu không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ).

Để được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, bên cạnh các giấy tờ theo quy định của cơ quan hải quan và cơ quan chuyên ngành, khi nhập khẩu hàng hóa, tổ chức, cá nhân cần cung cấp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp với các quy định hiện hành.

Trên đó ghi rõ hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước/vùng lãnh thổ có tên trong Danh sách loại trừ ban hành kèm theo.

Xem thêm

Đức Quỳnh

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.