|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đua 'né' trước bạ, hàng ngàn xe bán tải dồn dập về Việt Nam

21:24 | 13/04/2019
Chia sẻ
3 tháng đầu năm 2019, gần 4.000 xe bán tải (pick-up) các loại đã được làm thủ tục thông quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước (Cục Hải quan TP.HCM), tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Đua né trước bạ, hàng ngàn xe bán tải dồn dập về Việt Nam - Ảnh 1.

Giá một số loại xe bán tải mới sau ngày 10-4 với lệ phí trước bạ tăng gấp 3 lần

Đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước - Cục Hải quan TP.HCM cho biết lượng xe bán tải nhập khẩu tăng khá mạnh do các doanh nghiệp nhập khẩu tranh thủ thời gian bán hàng trước ngày 10-4, thời điểm tăng lệ phí trước bạ mới đối với xe bán tải.

Theo quy định mới, những xe bán tải được thông quan sau ngày 10-4 sẽ phải chịu phí trước bạ lần đầu tăng gấp 3 lần mức cũ từ mức 2% lên 6-7%, áp dụng tùy tỉnh, thành, do đó giá xe này sẽ tăng giá vài chục triệu đồng.

Hiện nay tại cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT) vẫn còn một lượng lớn xe bán tải đã cập cảng, doanh nghiệp đang làm thủ tục để thông quan. Với những dòng bán tải tầm trung ở phân khúc 600 - 700 triệu đồng, khách Việt phải trả thêm hơn 30 triệu đồng cho cùng một mẫu xe để lăn bánh so với trước đó.

Tính chung các dòng xe, từ đầu năm 2019 đến nay, lượng ôtô nhập khẩu qua các cửa khẩu cảng biển TP.HCM tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Lượng ô tô nhập khẩu chủ yếu về cảng SPCT, với số lượng đã được thông quan lên đến hơn 20.000 chiếc. Trong đó, ôtô dưới 9 chỗ ngồi chiếm phần lớn, với gần 16.000 chiếc, tăng hơn 100 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ôtô nhập khẩu này phần lớn xuất xứ từ ASEAN, được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%. Chỉ có hơn 600 ôtô có xuất xứ từ châu Âu, Mỹ…

Theo Cục Hải quan TP.HCM, kim ngạch nhập khẩu ôtô qua các cửa khẩu cảng TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 123,7 triệu USD, tăng 18 lần so với cùng kỳ năm 2018, cùng kỳ chỉ đạt gần 7 triệu USD.

Trong đó, ôtô dưới 9 chỗ ngồi có mức tăng đột biến, với kim ngạch đạt 46,2 triệu USD, tăng 111 lần so với cùng kỳ năm 2018, cùng kỳ đạt 0,415 triệu USD.

N.Bình

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.