|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dư thừa công suất tại Trung Quốc gây sức ép lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

08:42 | 03/07/2024
Chia sẻ
Vấn đề công suất dư thừa tại Trung Quốc hiện tại cũng sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường. Khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm, nguồn hàng dư thừa với giá rẻ của Trung Quốc có thể được đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu  hàng hóa ước đạt 63,24 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 368,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu  tăng 14,5%; nhập khẩu tăng 17%. Cán cân thương mại  hàng hóa xuất siêu 11,63 tỷ USD.

 Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê (H.Mĩ tổng hợp)

Tại hội nghị sơ kết xúc tiến thương mại diễn ra mới đây, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết hoạt động xuất khẩu đang đối diện với một số thách thức. 

Theo đó, kinh tế toàn cầu năm 2024 tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó đoán định. Cuộc chiến chống lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, đặc biệt là chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn. 

“Vấn đề công suất dư thừa tại Trung Quốc hiện tại cũng sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường. Khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm, nguồn hàng dư thừa với giá rẻ của Trung Quốc có thể được đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia khác”, ông Trần Thanh Hải nhận định.

Mặc dù vậy, một số điểm tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay.  Vấn đề hàng tồn kho cao tại các thị trường đang dần được khắc phục, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực đã gặp những khó khăn trong năm 2023 như EU và Mỹ. Đối với Mỹ, các chỉ số tiêu dùng hồi phục đã trở thành yếu tố hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. 

Đặc biệt, Việt Nam cũng mới nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, hứa hẹn sự phát triển bền vững cho quan hệ thương mại giữa hai nước.

 và cho rằng, những yếu tố thuận lợi và khó khăn cũng như những kết quả tăng trưởng tích cực của kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương đánh giá năm 2024 có nhiều cơ hội hơn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được phục hồi.

H.Mĩ

DATA TALK: 'Đầu tư vào vàng, chứng khoán hay bất động sản nửa cuối năm?'
Cập nhật các chuyển biến vĩ mô, các chuyên gia sẽ cùng phân tích và đưa ra dự dự báo về triển vọng các kênh đầu tư nửa cuối 2024 gồm thị trường chứng khoán, bất động sản và vàng, kèm các khuyến nghị phân bổ nguồn vốn vào các lớp tài sản như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.