|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 29/7: Đà giảm vẫn sẽ duy trì tại nhiều địa phương?

18:30 | 28/07/2021
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (28/7) quay đầu giảm ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, Việt Nam cần áp dụng triệt để và hiệu quả các giải pháp tăng nguồn cung và nguyên liệu trong nước.

Giá heo hơi hôm nay giảm rải rác ở khắp nơi trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc điều chỉnh giảm rải rác tại một số địa phương. Hầu hết các tỉnh thành như Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình,... giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg, hiện đang thu mua heo hơi trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại không chứng kiến thay đổi mới, giao dịch ổn định tại mốc 56.000 đồng/kg.

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi giảm nhiều nhất là 5.000 đồng/kg. Trong đó, Quảng Trị điều chỉnh giảm 5.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, hiện thu mua tại mốc 54.000 đồng/kg. Một loạt các địa phương gồm Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi,... đang giao dịch tại mốc 55.000 đồng/kg sau khi giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg. Thanh Hóa và Nghệ An giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 56.000 đồng/kg. 

Khu vực miền Nam điều chỉnh không quá 2.000 đồng/kg trong hôm nay. Theo đó, Long An và Đồng Tháp giảm 2.000 đồng/kg, lần lượt tương ứng với giá là 52.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg. Tương tự, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang,... điều chỉnh giảm 5.000 đồng/kg, hiện giao dịch tại mốc 52.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 29/7: Đà giảm vẫn sẽ duy trì tại nhiều địa phương? - Ảnh 1.

Nguồn: universityofrochester

Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Giảm phụ thuộc nhập khẩu, phát triển nguồn cung trong nước

Việt Nam phải chi 6 tỷ USD để nhập nguyên liệu thức ăn gia súc như ngô, đậu tương. Sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến nước ta khó kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, theo báo Chính Phủ.

Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng vẫn phải nhập khẩu ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương,... là chuyện kinh doanh bình thường ở góc độ quốc tế, lấy ngô làm mặt hàng điển hình. Năm 2020, nước ta nhập khẩu tổng số gần 10 triệu tấn cho cả chăn nuôi và thủy sản, trong khi trong nước chỉ sản xuất được ba triệu tấn dành làm thức ăn chăn nuôi. 

Việt Nam có khoảng trên 66 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp và 23,5 triệu tấn phụ phẩm chế biến nông sản có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Đây là tiềm năng lớn cho ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ nếu áp dụng công nghệ tiên tiến trong thu gom. biến các phụ phẩm nông nghiệp này làm thức ăn chăn nuôi. 

Để phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi hiệu quả, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, cần áp dụng triệt để, hiệu quả các giải pháp chính:  Chính quyền địa phương cần mở rộng diện tích trồng cỏ trong nước, như ngô sinh khối (là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ).

Nhã Lam