|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp được chuyển từ trả tiền thuê đất một lần sang hàng năm

10:55 | 19/01/2024
Chia sẻ
Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần có thể chuyển trả tiền hàng năm để giảm áp lực tài chính, từ đó có thể hạ giá nhà.

Đây là điểm mới được quy định tại khoản 2, điều 30 về quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/1.

Theo đó, tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang trả tiền hàng năm. Phần tiền thuê đất đã nộp trước đó sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng theo quy định của Chính phủ.

Trước đây, Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định việc doanh nghiệp, cá nhân được phép thay đổi từ trả tiền thuê đất hằng năm sang trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Còn quyền chuyển đổi ngược lại từ trả tiền một lần sang trả tiền hàng năm chưa được đề cập.

Theo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), quy định mới này vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, vừa nắn chỉnh nguồn thu theo hướng kích thích sinh lợi từ đất đai.

"Được nộp tiền sử dụng đất hàng năm sẽ giúp chủ đầu tư giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian đầu triển khai dự án. Nhờ vậy, giá bán bất động sản cũng có cơ hội được điều chỉnh về mức hợp lý hơn, chất lượng sản phẩm hoàn thiện tốt hơn", đơn vị này cho hay.

Theo VARS, quy định mới giúp Nhà nước cũng có cơ hội tăng thu nhờ các giá trị tăng thêm của đất đai đai theo thời gian, thay vì chỉ dừng lại ở việc nhận "một cục".

Tương tự, Công ty Chứng khoán MBS cũng đánh giá việc cho phép chuyển từ trả tiền thuê đất một lần sang hàng năm cũng tạo điều kiện linh hoạt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn trong việc triển khai dự án.      

Anh Tú

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.