|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Dịch vụ tài chính nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

21:45 | 10/11/2018
Chia sẻ
Bài viết làm rõ khái niệm tài chính nông nghiệp trong sự phân biệt với tài chính nông thôn, các loại hình tài chính nông nghiệp, đặc biệt hệ thống lại vai trò của tài chính nông nghiệp và việc sử dụng tài chính nông nghiệp ở một số nước thông qua các nghiên cứu trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam gồm: Quản trị tốt và khung pháp lý phù hợp; Phát huy tài trợ trong chuỗi giá trị; Xây dựng cơ sở dữ liệu và phát triển sản phẩm chia sẻ rủi ro.
dich vu tai chinh nong nghiep kinh nghiem quoc te va ham y cho viet nam
Ảnh minh họa.

Vấn đề chung về tài chính nông nghiệp

Khái niệm tài chính nông nghiệp và tài chính nông thôn có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này không hoàn toàn trùng khớp.

Tài chính nông thôn là một khái niệm giới hạn bởi không gian, nhắc đến hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính cho cá nhân cũng như doanh nghiệp ở nông thôn phục vụ cả mục đích sản xuất và tiêu dùng. Tài chính nông thôn bao gồm dịch vụ cho vay, tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ quản lý rủi ro (như bảo hiểm, bảo lãnh).

Trong khi đó, tài chính nông nghiệp là khái niệm giới hạn bởi ngành nghề kinh doanh, bao gồm dịch vụ tài chính cung cấp cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ. Tài chính nông nghiệp bao gồm cách khoản cho vay, cho thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như các sản phẩm bảo hiểm cây trồng và vật nuôi.

Khái niệm “tài chính nông nghiệp trong chuỗi giá trị” cũng mới xuất hiện với sự nhấn mạnh khía cạnh tài chính nông nghiệp trong phạm vi ngành dọc, bao gồm việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ tài chính trong các khu vực khác nhau trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

...

Các nghiên cứu về triển khai dịch vụ tài chính nông nghiệp trên thế giới

Nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân thực hiện các khâu sau thu hoạch, có vốn lưu động để vận hành hoạt động sản xuất, giúp tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như có cơ sở để đẩy mạnh vấn đề quản lý rủi ro.

Tuy nhiên, nguồn tiếp cận tài chính hiện đang là một thách thức rất lớn đối với các hộ nông dân ở các nước đang phát triển. Theo Demirguc-Kunt, Asli và Leora Klapper (2012), 55% tổng dân số ở châu Phi đang hoạt động trong ngành nông nghiệp nhưng số vốn tài trợ cho nông nghiệp từ các ngân hàng thương mại chỉ chiếm 1% trong tổng tín dụng của ngân hàng.

Tương tự, số liệu của Demirguc-Kunt, Asli và Leora Klapper (2012) cũng chỉ ra rằng, ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới, chỉ có 4,7% cá nhân ở các khu vực nông thôn có khoản vay chính thức từ các tổ chức tín dụng và chỉ 5,9% trong số họ có mở tài khoản ở ngân hàng.

...

Một số hàm ý cho Việt Nam

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, sự phát triển của các dịch vụ tài chính nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của tài chính nông nghiệp cũng như tình hình triển khai tài chính nông nghiệp trên thế giới, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Cần xây dựng phương thức quản trị tốt và một khung pháp lý tốt. Quản trị và khung pháp lý phù hợp rất cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm xã hội trong tài chính và can thiệp thị trường.

Cần sớm nghiên cứu, đề xuất và tiến tới xây dựng quy chế pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vi mô - một trong những nội dung quan trọng của tài chính nông nghiệp, sớm tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

Bên cạnh các hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động chia sẻ rủi ro là rất cần thiết, giúp hỗ trợ nông dân vượt qua các rủi ro trong nông nghiệp.

Thực tế cho thấy, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp có chi phí cao, đem lại ít lợi nhuận, đồng thời thiếu hàng lang pháp lý dẫn đến việc các công ty bảo hiểm hiệm nay không muốn thực hiện hoạt động này.

...

Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.

Ths. Lê Thị Ngọc Phượng - Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)