|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề xuất thu phí ô tô vào giờ cao điểm ở Hà Nội

08:04 | 22/09/2016
Chia sẻ
Việc hạn chế ô tô trước mắt sẽ xem xét đối với xe taxi và áp dụng theo từng khu vực, lộ trình từ 2020-2025.

de xuat thu phi o to vao gio cao diem o ha noi

Ảnh minh họa.

Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc già kao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội” do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) soạn thảo, đang được lấy ý kiến các nhhoa học, chuyên gia.

Nói rõ hơn về đề án này, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải Lê Đỗ Mười cho biết sẽ có nội dung thu phí lưu thông vào giờ cao điểm đối với ô tô trong đề án trên.

Theo đó, việc hạn chế ô tô trước mắt sẽ xem xét đối với xe taxi và áp dụng theo từng khu vực, lộ trình từ 2020-2025.

Lý do áp dụng hình thức này với taxi là do Hà Nội đang có khoảng 21 nghìn taxi. Với số lượng taxi như trên theo tính toán, một taxi mỗi ngày chạy khoảng 250 - 300km, khi đó giao thông Hà Nội sẽ có tỷ lệ là cứ 10 xe con sẽ có 1,5 - 1,8 xe taxi đi trên đường. Đây được xem là một nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Trao đổi với BizLIVE, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên nói không chỉ xe máy, ô tô cá nhân cũng là đối tượng gây ách tắc giao thông cần phải hạn chế.

“Nếu cấm xe máy cũng phải hạn chế ô tô cá nhân, như vậy mới công bằng”, ông Liên nói và cho rằng muốn hạn chế xe ô tô cá nhân bằng cơ chế tài chính: Phí trước bạ, phí hạ tầng, xe đi vào giờ cao điểm hoặc vào khu vực hạn chế phương tiện thu phí cao, phân luồng giao thông cấm xe taxi, xe cá nhân lưu thông trong một số khung giờ trên tuyến đường hay ùn tắc.

Bên cạnh việc thu phí như đề án nêu, ông Liên cũng góp ý thêm: Hiện số lượng taxi trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã đạt gần 22.000 xe, chạy chiều rỗng nhiều, tốn nhiên liệu, gây ô nhiễm, giảm doanh thu. Do vậy, cần có biện pháp khuyến khích việc đặt xe qua smartphone, liên kết giữa các hãng taxi để tận dụng xe chiều rỗng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng đề án này nên triển khai thực hiện sớm hơn từ 10 năm trước đây.

Theo ông Linh, nói về hạn chế phương tiện cá nhân thì bao gồm cả ô tô và xe máy. Có rất nhiều giải pháp để hạn chế tuy nhiên để thành công thì giải pháp cưỡng bức là quan trọng.

"Ví dụ như đánh thuế cao và quy định từ vành đai mấy trở vào trung tâm thì chủ phương tiện phải đóng phí không dừng. Ở nhiều nước đều đi theo hướng này. Nhiều chủ phương tiện cá nhân sẽ không muốn vào nữa vì thấy bị đánh vào kinh tế. Nếu muốn vào nhưng sợ chi phí thì sẽ chọn các phương tiện công cộng", ông Linh nêu quan điểm.

Được biết, theo kế hoạch, đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ lấy ý kiến Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Mặt trận tổ quốc vào tháng 9/2016, trình Thường vụ Thành uỷ, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố trong tháng 10.

Đề án dự kiến trình HĐND Thành phố kỳ họp hội đồng nhân dân cuối năm. Nếu được HĐND thành phố thông qua, UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt ban hành Đề án và xây dựng kế hoạch phân công tổ chức thực hiện trong tháng 12/2016.

Mạnh Nguyễn

Nên bỏ tiền vào tài sản đầu tư nào: Vàng, chứng khoán hay bất động sản?
Rót tiền vào đâu luôn là mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư. Việc quyết định đầu tư vàng, cổ phiếu hay bất động sản... phụ thuộc vào tình hình vĩ mô cùng những thông tin kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tuy nhiên, không có công thức chung nào cho tất cả. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế và khẩu vị của bản thân nhằm gia tăng lợi nhuận.