|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề xuất hai phương án cung ứng thực phẩm cho TP HCM trong thời gian siết chặt giãn cách

21:10 | 25/08/2021
Chia sẻ
Phương án 1 sẽ đáp ứng 100% nhu cầu của TP HCM, ngoài sự cung ứng của hệ thống siêu thị. Ở phương án 2, tổ công tác đáp ứng 50% nhu cầu của TP HCM.

Ngày 25/8, Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề xuất hai phương án cung ứng lương thực, thực phẩm cho TP HCM trong thời gian thực hiện siết chặt giãn cách.

Phương án thứ nhất là tổ cung ứng sẽ đảm bảo 100% nhu cầu của TP HCM (ngoài sự cung ứng của siêu thị).

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm hàng ngày của TP HCM là 7.610 tấn (chưa bao gồm trứng gia cầm). Trong đó, một ngày thành phố tiêu thụ 2.000 tấn gạo, 750 tấn thịt heo, 4.200 tấn rau củ, thịt gà 660 tấn và trứng gia cầm 2,2 triệu quả.

Tổ công tác đã xây dựng phương án có địa chỉ cụ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất với khả năng cung ưng số lượng 10.200 tấn/ngày, chưa kể trứng gia cầm. Trong số đó, gạo 4.500 tấn, rau củ quả 4.300 tấn, thịt lợn 900 tấn, thịt gà 500 tấn, trứng gia cầm 4 triệu quả.

Phương án hai sẽ đáp ứng 50% nhu cầu của thành phố, ngoài cung ứng của hệ thống siêu thị. 

Với phương án này, tổ công tác đã xây dựng kế hoạch kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã có địa chỉ cung ứng cụ thể với số lượng 4.500 tấn một ngày, chưa kể trứng gia cầm. Trong số đó, gạo 1.500 tấn, rau củ quả 2.200 tấn, thịt lợn 400 tấn, thịt gà 400 tấn, trứng gia cầm 1,5 triệu quả. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra có thể cung ứng 570 tấn. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn sàng cung ứng lương thực, thực phẩm theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Anh Đào

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.