|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề xuất đồng ý cho lao động nước ngoài vào làm việc ở dự án trọng điểm

21:19 | 31/03/2020
Chia sẻ
Thương binh và Xã hội đề xuất đồng ý cấp giấy phép lao động cho gần 8.500 lao động người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại các dự án trọng điểm sau khi họ đã hoàn thành cách li y tế.
Đề xuất đồng ý cho lao động nước ngoài vào làm việc ở dự án trọng điểm - Ảnh 1.

Lao động Trung Quốc tại Việt Nam đang được cách ly theo dõi. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc cho các dự án, công trình, doanh nghiệp lớn, trọng điểm, cấp thiết…

Theo đề nghị của bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện ngoại giao một số nước và doanh nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất đồng ý cấp giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc cho các dự án, công trình, doanh nghiệp lớn, trọng điểm, cấp thiết… sau khi số chuyên gia, lao động này đã hoàn thành các thủ tục y tế theo Bộ Y tế quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đề nghị đồng ý cho số lao động nước ngoài về nước vào dịp Tết Nguyên đán 2020 tiếp tục quay trở lại làm việc theo đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi hoàn thành thủ tục cách ly y tế tập trung khi nhập cảnh theo quy định của Bộ Y tế đồng thời đồng ý cấp lại giấy phép lao động đã hết hạn cho số lao động nước ngoài do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên chưa làm thủ tục cấp lại được, sau khi hoàn thành các thủ tục y tế do Bộ Y tế quy định.

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 15/3, tổng nhu cầu của các địa phương và cơ quan đại diện ngoại giao các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đề nghị ưu tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là 8.459 lao động (chủ yếu là lao động Trung Quốc và Hàn Quốc). 

Trong số đó, có khoảng 2.000 lao động của một số các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, dự án áp dụng công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia như: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (khoảng 100 người), dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (76 người); dự án LG Display tại Hải Phòng (200 người); Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Dispaly Việt Nam tại Bắc Ninh (700 người); Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Elecho-Mechanics Việt Nam và công ty đối tác tại Thái Nguyên (150 người)…

Hiện nay, các trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh đã khảo sát, nắm bắt nhu cầu, xây dựng phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm lao động ở Việt Nam để thay thế lao động nước ngoài nhưng cũng rất khó khăn để tìm kiếm, đáp ứng các tiêu trí tuyển dụng, vị trí việc làm của doanh nghiệp. 

Các vị trí cần đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, ngoại ngữ, điều hành lâu năm thì trong khoảng thời gian ngắn lao động Việt Nam chưa đáp ứng được ngay, cần phải có thời gian đào tạo, chuyển đổi.

Đề xuất đồng ý cho lao động nước ngoài vào làm việc ở dự án trọng điểm - Ảnh 2.

Nếu tình trạng thiếu hụt chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật... tiếp tục bị kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, thời gian hoàn thành các hạng mục công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các vị trí nêu trên sẽ dẫn đến việc bị ngừng việc, giãn việc ở một số vị trí khác trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sẽ tác động đến nhiều ngành và lĩnh vực có liên quan đến những công trình, dự án.

Để kịp thời giải quyết những vướng mắc nêu trên và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và ứng phó với với dịch bệnh COVID-19, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo vừa góp phần phát triển sản xuất, vừa bảo vệ sức khỏe của người dân trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tính đến ngày 18/3, tổng số lao động nước ngoài đã được cấp phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động là 94.000 người.

 Trong số đó, số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt nam là 68.521 người (lao động Trung Quốc là 15.310 người, chiếm 22,4%; lao động Hàn Quốc là 23.581 người, chiếm 34,4%; lao động đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác là 29.630 người, chiếm 43,2%).

Số lao động nước ngoài chưa quay trở lại Việt Nam làm việc là 25.479 người (lao động Trung Quốc là 19.113 người, chiếm 75%; lao động Hàn Quốc là 3.766 người, chiếm 14,8%; lao động đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác là 2.600 người, chiếm 10,2%). Số lao động này chủ yếu là các chuyên gia/lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Kiều

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.