Đề xuất đầu tư 156.800 tỷ đồng hoàn chỉnh đường Vành đai 3 TP HCM
Theo đó, Bộ đề nghị UBND TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An cử đơn vị đầu mối để Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cung cấp, bàn giao hồ sơ, tài liệu Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường vành đai 3 TP HCM cho các địa phương thực hiện đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Để có thể kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại kỳ họp thứ 2 (dự kiến cuối tháng 10) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải khẩn trương hoàn thiện báo cáo trên trong nửa đầu tháng 8.
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An sớm xem xét, có ý kiến về các nội dung liên quan đến việc đầu tư dự án, gửi UBND TP HCM để tổng hợp.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, đường Vành đai 3 dài 91,66 km, đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Điểm đầu tại nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường cao tốc TP HCM - Trung Lương (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Giai đoạn hoàn thiện gồm 8 làn xe cao tốc
Sau 10 năm được Thủ tướng phê duyệt, toàn tuyến hiện chỉ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) dài khoảng 16 km đã đầu tư hoàn thành.
Mới đây dự án thành phần 1A dài gần 9 km, thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được phê duyệt và đã xác định nguồn vốn đầu tư.
Trên cơ sở quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư và chủ trương ưu tiên nghiên cứu đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT dự kiến chia dự án vành đai 3 TP HCM thành các dự án thành phần.
Cụ thể, phần đường song hành (bao gồm giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch): dự kiến chia thành các dự án thành phần theo địa bàn tỉnh, thành phố.
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn thiện là 64.967 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 51.777 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 44.229 tỷ đồng (chưa bao gồm 8.300 tỷ đồng đầu tư tuyến nối vào KCN Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai và tuyến nối với nút giao Thủ Đức, các địa phương triển khai vào thời điểm phù hợp).
UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc nguồn vốn hợp pháp khác.
Với phần đường cao tốc sẽ triển khai với tư cách là một dự án độc lập gồm 4 dự án thành phần chia theo các đoạn: Nhơn Trạch - Tân Vạn; Tân Vạn - Bình Chuẩn; Bình Chuẩn - QL22 và QL22 - Bến Lức.
Sơ bộ tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay) giai đoạn hoàn thiện là 91.889 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 30.822 tỷ đồng. Như vậy, tổng kinh phí để hoàn chỉnh đường Vành đai 3 TP HCM là 156.800 tỷ đồng.
Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM cho biết hiện tại dự án Vành đai 3 sẽ phải bổ sung thủ tục, không kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 2, dự kiến tháng 10 tới.
Do đó đơn vị này đề xuất Bộ GTVT hoàn tất báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua sẽ rút ngắn thủ tục, phù hợp quy hoạch dự án trước đó, sau đó giao các địa phương thực hiện.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/