|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

CPTPP: Cam kết thuế quan của Việt Nam đối với hàng dệt may nhập khẩu

19:55 | 15/09/2020
Chia sẻ
Trong CPTPP, Việt Nam cam kết thuế quan cho hàng dệt may các nước CPTPP theo hai nhóm.

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), CPTPP xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 1067/1079 (tương đương 98,9%) dòng sản phẩm dệt may.

Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình từ 4 - 16 năm đối với 12 sản phẩm còn lại.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Các cam kết về thuế quan của Việt Nam cho các đối tác trong CPTPP chỉ có hiệu lực đối với các đối tác đã phê chuẩn CPTPP, chưa có hiệu lực với các đối tác chưa phê chuẩn.

So sánh mức thuế cam kết trong CPTPP và các mức thuế Việt Nam hiện đang áp dụng

Trong số 10 đối tác CPTPP, Việt Nam đã có FTA đang có hiệu lực với 7 đối tác (gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Chile, Brunei, Malaysia, Singapore). 

Cam kết thuế quan của Việt Nam đối với dệt may trong các FTA (trừ ATIGA) đều chặt hơn CPTPP. Tuy nhiên, do các FTA này có hiệu lực trước CPTPP nên phần lớn cam kết cắt giảm thuế đã hoàn thành lộ trình. 

Vì vậy, về cơ bản CPTPP dự kiến sẽ không làm thay đổi đáng kể thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dệt may từ các nước CPTPP vào Việt Nam so với các FTA đang có. CPTPP chỉ tạo thêm một khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam với mức thuế ưu đãi cho các sản phẩm dệt may từ các nước CPTPP.

Đối với Canada, Mexico và Peru (ba đối tác mà trước CPTPP chưa có FTA với Việt Nam), mức thuế MFN năm 2018 mà Việt Nam đang áp dụng đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ các nước này cũng khá cao:

8,99% đối với các sản phẩm dệt may Chương 50 - 60;

18,65% đối với các sản phẩm dệt may Chương 61 - 63.

Như vậy, đối với các sản phẩm đồ uống nhập khẩu từ các thị trường chưa từng có FTA với Việt Nam trước CPTPP, thuế nhập khẩu sẽ giảm đáng kể so với thuế MFN trước đây, đặc biệt đối với các dòng thuế có lộ trình ngắn.