|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 9/1: VNM, QTP, VHC

09:00 | 08/01/2023
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VNM (Vinamilk), QTP (Nhiệt điện Quảng Ninh), VHC (Vĩnh Hoàn).

VNM - Triển vọng ngắn hạn tích cực hơn

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật

- Kháng cự ngắn hạn: 84,1

- Hỗ trợ ngắn hạn: 76,34

- Xu hướng ngắn hạn: Tăng

- Kháng cự trung hạn: 85,43

- Hỗ trợ trung hạn: 72

- Xu hướng trung hạn: Tăng

Phân tích:

Stock Rating của VNM ở mức 92 điểm cho nên mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của VNM đóng cửa tăng 2,4% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vượt mức kháng cự ngắn hạn 79,5 và tiến về mức kháng cự kế tiếp 84,10.

Đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng ngắn hạn sẽ rõ ràng hơn, nhưng đồ thị giá đang tăng vào vùng quá mua ngắn hạn cho thấy đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong 1 đến 2 phiên tới và các nhà đầu tư hạn chế mua đuổi ở nhịp tăng.

Xu hướng ngắn hạn của VNM cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại. Xu hướng trung hạn của VNM vẫn duy trì ở mức tăng. 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu VNM. (Nguồn: TradingView).

QTP - Tăng dần tỷ trọng khi Stock Rating của QTP trên mức 80 điểm 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YS30) đóng cửa ở mức 84,81 điểm, tăng 1% khi diễn biến thị trường chung cũng tích cực hơn. Trong đó, nhóm cổ phiếu sản xuất thực phẩm tiếp tục dẫn đầu đà tăng.

Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số này có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức trung tính.

QTP nằm trong top nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất danh mục YS30 với mức tăng ghi nhận 3,6% trong phiên 5/1. Đồng thời, Stock Rating của QTP ở mức 75 điểm cho nên các nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ tỷ trọng thấp ở cổ phiếu này và tăng dần tỷ trọng khi Stock Rating của QTP trên mức 80 điểm.

  • Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu VNM. (Nguồn: TradingView). 

VHC - Triển vọng 2023 chuyển từ đột biến về mức bình thường

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Phân tích:

Trong báo cáo cập nhật về CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường Mỹ trong năm 2023 vẫn chưa thể hồi phục trước áp lực lạm phát dai dẳng.

VHC nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có tiềm năng phục hồi nhưng vẫn khó bù đắp được sự sụt giảm ở thị trường Mỹ, thị trường chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất và có giá bán cao nhất của VHC.

Theo VDSC, lợi nhuận năm 2023 nhiều khả năng sẽ tăng trưởng âm nhưng vẫn cao hơn mức trước 2022 do (1) giá bán và sản lượng khó giảm mạnh trong bối cảnh lạm phát giúp tăng tiêu dùng thực phẩm giá rẻ như cá tra; (2) mảng collagen và gelatin (C&G) làm giảm bớt mức độ sụt giảm lợi nhuận trong những năm khó khăn của mảng cá tra; (3) không còn tình trạng dư cung nguyên vật liệu như giai đoạn 2018 - 2019 giúp giá nguyên vật liệu và giá bán không giảm đột biến.

Về định giá, mặc dù mô hình kinh doanh của VHC đã ít biến động hơn với sự góp mặt của các mảng khác (C&G, Sa Giang) nhưng tăng trưởng của VHC vẫn phụ thuộc chủ yếu vào mảng phi lê đã qua chu kỳ tăng trưởng. Do đó, nhóm phân tích của Rồng Việt nhận định giá cổ phiếu sẽ tiếp tục chịu áp lực trong nửa đầu năm 2023 do không còn đà tăng trưởng trên nền cao của cùng kỳ.

Giá mục tiêu phản ánh P/E 2023 ở mức 8,3x, tương đương với mức trung bình 5 năm. Nhà đầu tư  được khuyến nghị có thể chờ đợi mức giá hấp dẫn hơn và có thể tích lũy dần khi ngành cá tra có dấu hiệu quay trở lại xu hướng tăng mới.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.