|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: BID bứt phá, vốn hóa toàn ngành tăng hơn 26.600 tỉ đồng

19:53 | 29/12/2019
Chia sẻ
Trong tuần từ ngày 23/12 đến 27/12, giá trị vốn hóa 18 cổ phiếu ngân hàng tăng 2,9%, đạt 956.243 tỉ đồng. Khối lượng giao dịch ở mức hơn 179 triệu cp, tương ứng với giá trị 3.417 tỉ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: BID bứt phá, vốn hóa toàn ngành tăng hơn 26.600 tỉ đồng - Ảnh 1.

Chi nhánh Sở Giao dịch 1 của BIDV tại Hà Nội. Ảnh: Đức Quyền.

Vốn hóa toàn ngành tăng hơn 26.600 tỉ đồng

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (23/12 - 27/12), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpCom dừng ở 956.243 tỉ đồng, tăng 26.641 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 20/12), tương ứng tăng 2,9%.

Trong đó, Vietcombank tiếp tục là nhà băng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 335.653 tỉ đồng, chiếm 35% tổng vốn hóa ngành ngân hàng và gấp 1,8 lần ngân hàng xếp thứ hai là BIDV (vốn hóa 185.817 tỉ đồng).

Ngược lại, VietBank, NCB và Kienlongbank là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất ngành, lần lượt ở mức 6.621 tỉ đồng, 3.855 tỉ đồng và 3.561 tỉ đồng.

Tuần qua, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ghi nhận sự tăng mạnh về vốn hóa và là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành. Cụ thể, vốn hóa BIDV tăng  8,1%, tương đương gần 13.900 tỉ đồng; Vietcombank tăng 2,5%, tương đương gần 8.200 tỉ đồng và VietinBank tăng 1,5%, tương đương hơn 1.100 tỉ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: SHB quán quân tăng giá, TCB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 2.

Vốn hóa các ngân hàng tại ngày 27/12 (Nguồn: QT tổng hợp)

13/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá

Trong tuần qua, có tới 13/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá. Trong đó, BID là cổ phiếu tăng mạnh nhất (8,1%). Đứng sau BID về mức tăng giá lần lượt là KLB (tăng 6,8%), VBB (tăng 3,3%), SHB (tăng 3,2%) và HDB (tăng 3,1%). Ngoài ra còn có 6 mã tăng trên 1% trong tuần gồm có VCB, VIB, TCB, STB, CTG và LPB.

Ở chiều ngược lại, chỉ có 4 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần qua với NVB (NCB) giảm mạnh nhất (2,1%). Cùng với NVB thì MBB, BAB và EIB là ba mã giảm giá trong tuần. Trong khi đó, ACB là cổ phiếu ngân hàng đứng giá duy nhất.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: SHB quán quân tăng giá, TCB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 3.

Biến động giá 18 mã cổ phiếu ngân hàng trong tuần 23/12 - 27/12 (Nguồn: QT tổng hợp)

Gần 35 triệu cp EIB được giao dịch theo phương thức thỏa thuận

Trong tuần có tổng cộng hơn 179,3 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị đạt 3.417 tỉ đồng, giảm 8,3% về khối lượng và giảm 10,9% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, EIB là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 35,3 triệu đơn vị được trao tay, tương ứng giá trị hơn 590 tỉ đồng. Xếp tiếp sau EIB về thanh khoản lần lượt là TCB với hơn 29 triệu cp và SHB với gần 19,4 triệu cp.

Ở chiều ngược lại, LPB, VBB và BAB là ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất tuần, lần lượt ở mức 2,06 triệu cp, 134.000 cp và 14.600 cp.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: SHB quán quân tăng giá, TCB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 4.

Khối lượng giao dịch 18 cổ phiếu ngân hàng trong tuần 23/12 - 27/12 (Nguồn: QT tổng hợp)

Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có gần 84,7 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 1.783 tỉ đồng, chiếm 47% về khối lượng và 52% về giá trị.

Gần 94,7 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 1.634 tỉ đồng.

Trong tuần qua, giao dịch thỏa thuận tại nhiều cổ phiếu ngân hàng diễn ra "sôi động" và động lực tăng trưởng chính của thanh khoản toàn ngành.

Cụ thể, có gần 35 triệu cổ phiếu EIB được trao tay theo phương hình thức thỏa thuận, chiếm 99% tổng khối lượng cổ phiếu EIB được giao dịch trong tuần.

Bên cạnh EIB, thanh khoản của TCB cũng chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận với khối lượng cổ phiếu được trao tay theo hình thức này đạt gần 24 triệu đơn vị.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: SHB quán quân tăng giá, TCB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 5.

Khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: QT tổng hợp)

KLB đột biến khối lượng

Tuần qua, có 9/18 cổ phiếu ngân hàng có khối lượng giao dịch tăng. Trong đó, thanh khoản KLB tăng mạnh nhất với hơn 11,2 triệu cp được trao tay, gấp hơn 120 lần tuần trước đó.

Bên cạnh KLB, EIB cũng là mã có thanh khoản tăng đột biến với khối lượng giao dịch đạt gần 35 triệu cp, gấp 6,3 lần tuần trước đó.

Ngoài hai mã nêu trên, 4 mã cổ phiếu khác có thanh khoản tăng trên 20% trong tuần qua gồm VIB (tăng 66,9%), CTG (tăng 28,2%), VPB (tăng 23,4%) và VBB (tăng 21%).

Ngược lại, có 9/18 cổ phiếu ngân hàng sụt giảm thanh khoản trong tuần. Trong đó, khối lượng giao dịch của MBB giảm mạnh nhất (giảm 58,8%).

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: SHB quán quân tăng giá, TCB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 6.

Thay đổi khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: QT tổng hợp)

Sự kiện ngân hàng nổi bật tuần qua

Tính đến 20/12, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,1%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/12/2019, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1%, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5%.

ĐHCĐ bất thường 2019 BIDV: Bầu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn tài chính Hana vào HĐQT

Sáng nay (27/12), BIDV tổ chức họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2019 tại Hà Nội.

Cuộc họp được tổ chức nhằm thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bao gồm tờ trình bổ sung, sửa đổi điều lệ BIDV, qui chế quản trị và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng nhiệm kì 2017 - 2022.

Tại đại hội, cổ đông BIDV đã thông qua việc bầu ông Yoo Je Bong, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn tài chính Hana giữ chức vụ thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kì 2017 – 2022 với tỉ lệ đồng ý trên 99%.

VPBank sạch nợ xấu tại VAMC, lãi trước thuế 9.400 tỉ đồng trong 11 tháng đầu năm 

VPBank cho biết đã mua lại 3.000 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt trong năm 2019 và tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC. Lũy kế 11 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VPBank ở mức 9.400 tỉ đồng, đạt gần 99% kế hoạch.

 Agribank sạch nợ xấu tại VAMC, xử lí được gần 110.000 tỉ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42 

Agribank cho biết đã hoàn thành việc mua lại trước hạn 100% các khoản nợ đã bán cho VAMC. Đồng thời, Agribank đã thu hồi và xử lí được gần 110.000 tỉ đồng nợ xấu theo nghị quyết 42 của Quốc hội.

 




Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.