|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cổ đông lớn VinaCapital lên tiếng dòng tiền kinh doanh âm của Cenland: 'Không thể hụt mãi như vậy'

12:19 | 21/04/2019
Chia sẻ
Theo ý kiến của đại diện nhóm quỹ VinaCapital, Ban điều hành, HĐQT Cenland cần giảm tải việc vốn lưu động bị ứ đọng trong dự án, để cổ đông tổ chức nhìn vào dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh phải dương.

Cổ đông lớn VinaCapital lên tiếng về dòng tiền kinh doanh âm của Cenland

Chiều ngày 19/4 vừa qua, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã: CRE) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông cổ đông thường niên năm 2019. 

Cổ đông lớn VinaCapital lên tiếng dòng tiền kinh doanh âm của Cenland: Không thể hụt mãi như vậy - Ảnh 1.

Đại diện quỹ VinaCapital lên tiếng về việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Cenland âm. Ảnh: CRE

Tại đại hội, đại diện cổ đông lớn là quỹ VinaCapital đã có ý kiến về việc dòng tiền âm trên báo cáo tài chính của Cenland. Được biết, nhóm quỹ VinaCapital hiện đang sở hữu 11,89% vốn điều lệ của Cenland thông qua quỹ thành viên là Vietnam Master Holding 2 Limited (sở hữu 11,76%) và Quỹ đầu tư cổ phiếu Tiếp cận thị trường Việt Nam (0,13%).

"Về báo cáo tài chính, tôi thấy mình đang có dòng tiền hoạt động kinh doanh 2018 bị âm, có thể mua sỉ bán lẻ nên mình cần có một lượng vốn lưu động. Tuy nhiên, rất mong Ban điều hành, HĐQT chỉ đạo quyết liệt để cho việc này giảm tải được vốn lưu động bị ứ đọng trong dự án này, để làm sao khi mà các cổ đông đặc biệt là cổ đông tổ chức nhìn vào dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh phải dương", đại diện nhóm quỹ VinaCapital phát biểu.

Theo lý giải của đại diện nhóm quỹ VinaCapital, "Sang năm 2019, công ty có việc huy động vốn từ các cổ đông lớn thì chúng ta cũng không thể hụt mãi như vậy, chúng ta cần phải cân đối, tự bản thân nó phải cân đối được cho nó trong hoạt động hiện hữu và chúng ta tăng vốn cho những hoạt động mở rộng thôi!".

Cenland nói gì về việc dòng tiền kinh doanh âm

Trả lời ý kiến của cổ đông lớn – nhóm quỹ VinaCapital, theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT của Cenland, "về dòng vốn tiền âm đúng là nó tồn đọng trong phần chi phí thứ cấp, nhưng có một yếu tố nữa là hiện chúng tôi đang tạm ứng trước 50% hoa hồng cho các đại lý và môi giới, đó là tiền túi chúng tôi tạm ứng trước trong khi chưa lấy được từ chủ đầu tư. Tuy nhiên đúng là hoạt động đầu tư thứ cấp đang ngốn một lượng vốn rất lớn và thông thường sẽ có độ trễ. Chủ yếu do chúng ta phải xuống dòng tiền đặt cọc và phải chờ một thời gian nhất định, chủ đầu tư đủ điều kiện bán hàng và bán ra thì chúng ta mới thu hồi được tiền về, và độ trễ này khá dài".

Cổ đông lớn VinaCapital lên tiếng dòng tiền kinh doanh âm của Cenland: Không thể hụt mãi như vậy - Ảnh 2.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cenland trả lời câu hỏi của đại diện VinaCapital. Ảnh: Phan Quân

Chủ yếu do nguồn vốn khá hạn hẹp nên mới xảy ra tình trạng âm trong một thời điểm nhất định, đó là lý do chính Cenland tiến hành tăng vốn hoạt đông, ông Hưng lý giải.

"Việc này cũng mới xảy ra cách đây khoảng 6 – 9 tháng chứ nếu như trước hoạt động thuần tuý môi giới thì thường dòng tiền dương và các ngân hàng 'săn đón rất kinh khủng' nhưng khi đầu tư đến thứ cấp là thiếu vốn ngay lập tức. Nhưng tôi tin rằng hoạt động tăng vốn sắp tới mà thành công thì hiện tượng này sẽ được khắc phục tương đối tốt, và sẽ không để dư. Dư thì sợ chứ không sợ âm, tăng vốn rồi mà không có phương án sử dụng hiệu quả mới đáng lo, chứ âm lại cho thấy dư địa tăng vốn còn nhiều", ông Hưng thông tin thêm.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Cenland âm hơn 365 tỉ đồng năm 2018, chưa cải thiện trong quý đầu năm 2019

Theo báo cáo tài chính đã kểm toán của Cenland, lưu chuyển tiền thuật từ hoạt động kinh doanh của Cenland năm 2018 của công ty âm 365 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ dòng tiền từ các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên.

Vấn đề dòng tiền âm trong hoạt động kinh doanh của Cenland vẫn chưa được cải thiện trong quý 1/2019. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Cenland quý đầu năm nay là 288 tỉ đòng, trong khi kì trước là 163 tỉ đồng.

Đột biến dòng tiền hoạt động tài chính năm 2018 nhờ đi vay và phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

Dựa trên số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Cenland, lưu chuyển dòng tiền thuần của công ty năm 2017 là âm 13 tỉ đồng, nguyên nhân là công ty trả nợ gốc vay hơn 335 tỉ đồng. 

Cổ đông lớn VinaCapital lên tiếng dòng tiền kinh doanh âm của Cenland: Không thể hụt mãi như vậy - Ảnh 3.

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2018 của Cenland năm 2018. Nguồn: BCTC kiểm toán

Trong năm 2018, con số này được cải thiện, lưu chuyển tiền thuần Cenland đạt hơn 261 tỉ đồng. Nguyên nhân đến từ sự đột biến trong dòng tiền từ hoạt động tài chính. Trong đó, tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu là 625 tỉ đồng. Công ty cũng vay thêm 170 tỉ đồng và trả nợ 100 tỉ đồng năm vừa qua. Dư nợ vay ngân hàng của Cenland tính đến 31/12/2018 là 170 tỉ đồng.

Cenland tiếp tục bổ sung dòng tiền từ đi vay trong quý đầu năm 2019

Quý đầu năm 2019, do dòng tiền từ hoạt động tài chính giảm mạnh nên lưu chuyển tiền thuần trong kì của Cenland là âm 223 tỉ đồng.

Cổ đông lớn VinaCapital lên tiếng dòng tiền kinh doanh âm của Cenland: Không thể hụt mãi như vậy - Ảnh 4.

Dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Cenland tính đến 31/3/2019. Nguồn: BCTC quý I

Trong quý 1, khoản vay ngắn hạn của Cenland tăng thêm 77 tỉ đồng. Cụ thể, công ty trả nợ 28 tỉ đồng và vay thêm 60 tỉ đồng từ VPBank – Hội sở, khoản vay 60 tỉ đồng mới đây của VPBank được thế chấp bởi 27 quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Ngọc Dương Riverside.

Ngoài ra, Cenland cũng vay ngắn hạn 45 tỉ đồng tại Viettinbank – Chi nhánh Đống Đa. Tài sản đảm bảo của khoản vay là 52 quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất tại KĐT mới Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa). 

Cenland cũng phát sinh khoản vay trung hạn 100 tỉ đồng từ ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thái Hà. Được biết công ty đã có hợp đồng tín dụng với BIDV – CN Thái Hà với hạn mức 200 tỉ đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 344 đất phân lô tại khu đô thị phường Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Tài sản đảm bảo của khoản vay là 72 quyền sử dụng đất tại đại chỉ phường Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phan Quân

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.