|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chụp ảnh để xây dựng hình ảnh thương hiệu

08:14 | 18/04/2019
Chia sẻ
Hình thức nội dung qua ảnh là một trong những công cụ ngày càng quan trọng để kết nối nhanh chóng với người tiêu dùng...
Chụp ảnh để xây dựng hình ảnh thương hiệu - Ảnh 1.

Ảnh: Vertebrand.

Ở Mexico, không biết từ bao giờ đã xuất hiện loài hoa quý Agave Americana. Điều đặc biệt là loại hoa này 100 năm mới trổ bông một lần duy nhất trong đời sinh trưởng. Muốn chứng kiến hoa nở, các nhà khoa học phải chờ đợi hàng chục năm. Nếu bỏ lỡ khoảnh khắc hoa "bung lụa", công sức chờ đợi mấy chục năm tàn rơi theo những cánh hoa.

Loài hoa này chỉ có một khoảnh khắc trong đời để thế giới biết đến sự tồn tại của nó. Và thế giới vạn vật xung quanh chúng ta đôi khi cũng chỉ có một khoảnh khắc để ghi dấu ấn, một khoảnh khắc để mang đến rất nhiều sự thay đổi.

Chụp ảnh để xây dựng hình ảnh thương hiệu - Ảnh 2.

Bức ảnh nổi tiếng chụp tại Quảng trường Thời Đại của nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt.

Bức ảnh chàng thuỷ thủ trao nụ hôn nồng cháy cho cô y tá ở Quảng trường Thời đại thành phố New York (Mỹ) được xem là một trong những khoảnh khắc mang tính biểu tượng trong chiến tranh thế giới thứ II. Sau khi tin tức Nhật Bản đầu hàng, binh lính và người dân đã đổ xuống đường ăn mừng. Trong khoảnh khắc đó, anh chàng thủy thủ George đã chạy tới bên cô gái trong trang phục y tá và trao cho cô một nụ hôn cháy bỏng. Nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt đứng cạnh đó và ông đã bắt đúng khoảnh khắc có một không hai, khoảnh khắc biểu tượng cho tình yêu, sự lãng mạn và bùng nổ cảm xúc. Nếu như loại hoa Agave 100 năm mới nở một lần thì bức ảnh kiểu như "nụ hôn thời đại" cũng được xem là duy nhất trong thế kỷ XX.

Nhiếp ảnh gia Marlene Hielema của tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới Imagemaven cho rằng, có ba tiêu chí để đánh giá giá trị một bức ảnh. Đó là kỹ thuật, nghệ thuật và nhất là cảm xúc. Đó là đối với một bức ảnh thông thường. Nhưng khi chụp một bức ảnh để làm thương hiệu, yêu cầu cao hơn nhiều. Yếu tố nghệ thuật và cảm xúc vẫn quan trọng. Nhưng nghệ thuật, kỹ thuật chụp và cảm xúc cần có một sứ mệnh: bức ảnh có thông điệp gì từ thương hiệu (doanh nghiệp, sản phẩm và chính người doanh nhân).

Chụp ảnh để chuyển tải được thông điệp của thương hiệu được gọi là Brand Photography. Truyền thông thương hiệu bằng hình ảnh là sử dụng hình ảnh để truyền tải câu chuyện, định vị giá trị, tính cách khác biệt của thương hiệu đến công chúng mục tiêu. Hình thức nội dung qua ảnh là một trong những công cụ ngày càng quan trọng để kết nối nhanh chóng với người tiêu dùng. Đó là lý do sinh ra những mạng xã hội như Instagram, Facebook hay Twitter - nơi một bức ảnh đẹp có thể ngay lập tức được chia sẻ và tiếp cận lượng người xem khổng lồ.

Brand Photography - xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh có nhiều hình thức khác nhau, về sản phẩm có một số cơ bản:

- Chụp ảnh sản phẩm thương mại, quảng cáo, mục đích in catalog, biển bảng, pano, thương mại điện tử. Có thể chỉ chụp sản phẩm, chụp sáng tạo, chụp có người mẫu.

- Chụp phong cách sống, chụp các sản phẩm gắn liền với cuộc sống. Kênh quảng bá mạng xã hội, tạp chí, dùng người có ảnh hưởng (KOL) hoặc người mẫu không nổi tiếng để tạo ra các trào lưu.

- Ảnh báo chí, PR: đưa tin bài về báo chí có hình ảnh. Hai nguồn: hình ảnh thương hiệu tự chụp trước rồi gửi báo, hoặc do phóng viên chụp. Trong đó, điều quan trọng nhất là phải tả thực.

(Chia sẻ của CEO Ben Media - công ty chuyên chụp ảnh để xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp)

The Hay Adams là khách sạn 5 sao sang trọng duy nhất ở nước Mỹ nằm ngay đối diện ngôi nhà quyền lực nhất thế giới: Nhà Trắng (White House). Trước khi trở thành khách sạn, nơi đây là bất động sản của hai nhân vật tiếng tăm trong giới chính trị Mỹ: John Hay, thư ký riêng của Tổng thống Abraham Lincoln và Henry Adams, cháu trai của John Adams - tổng thống thứ 2 của Mỹ. Năm 1028, khách sạn chính thức được đưa vào hoạt động với tên The Hay Adams House. Đây là địa chỉ yêu thích của các chính trị gia cao cấp và giới thượng lưu Mỹ. Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama và gia đình đã trú tại The Hay Adams House trước ngày nhậm chức.

Chụp ảnh để xây dựng hình ảnh thương hiệu - Ảnh 3.

Ảnh chụp quảng cáo của khách sạn The Hay Adams.

Ông Richard Moore - Chủ tịch của công ty tư vấn thương hiệu Richard Moore Associates, chính là người đã trực tiếp tham gia tư vấn cho The Hay (tên gọi tắt) giai đoạn sau này. Năm 2000, sau khi nhận dự án, ông Richard đã hiệu chỉnh lại logo, rút ngắn tên thương hiệu thành The Hay - Adams và triển khai hoạt động truyền thông marketing tích hợp (IMC) trong 6 năm liên tục sau đó.

Một trong những tính cách thương hiệu quan trọng được lựa chọn trong giai đoạn xây dựng chiến lược định vị là "Sang trọng không phô trương" (Quiet Luxury). Chính tính cách này là tiêu chí quan trọng để triển khai các hoạt động về nhận diện thương hiệu (Brand Identity) và hoạt động truyền thông sau này, trong đó có hoạt động về chụp những bức ảnh độc đáo để làm công cụ truyền thông quảng cáo.

Với yêu cầu sang trọng nhưng không phô trương, tất cả những bức ảnh chụp The Hay Adams đều bắt buộc phải bám theo tính cách này rất chặt chẽ. Trong quá trình khách sạn thuê các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ông Richard kể rằng chỉ những bức ảnh lột tả được cả hai vế "Luxury" và "Quite" mới được chọn dùng làm truyền thông. Căn phòng ngủ của khách sạn nhìn đẳng cấp, ấm áp nhưng không được mang lại cảm giác phô trương quá. Một thực đơn cho bữa trưa trông phải ngon, đẹp mắt nhưng không được gây cảm giác thừa thãi, phồn thực. Nhiều bức ảnh chụp công phu, kỹ thuật cao nhưng bị loại đơn giản vì không đạt được tiêu chí của tính cách thương hiệu "Quiet Luxury".

The Hay Adams có một di sản hữu hình vô giá khác, đó là vị trí độc đáo có một không hai: đối diện Nhà Trắng. Khác biệt độc đáo quan trọng này được khai thác rất hiệu quả trong tất cả bức ảnh với mọi góc chụp khác nhau.

Cả hai di sản này rất hấp dẫn nhóm khách hàng mục tiêu: giới chính trị gia và dân thượng lưu. The Hay Adams đã khai thác thông minh di sản họ có được. Năm 2017, The Hay giành giải thưởng danh giá Conde-Nast Best Hotel of the World.

* Tác giả bài viết là CEO của Richard Moore Associates

Nguyễn Đức Sơn

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.