|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chương trình hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư của Novatis đã đạt được kết quả tích cực

14:53 | 04/01/2020
Chia sẻ
Ngày 14/01/2020, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Công ty TNHH Novartis Việt Nam tổ chức hội nghị “Tổng kết chương trình GIPAP/VPAP và triển khai giải pháp sau khi chương trình kết thúc”.

GIPAP (Glivec International Patient Assistance Program) là Chương trình hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh Bạch cầu mạn dòng tủy (CML - Chronic Myeloid Leukemia) và U mô đệm đường tiêu hóa (GIST - Gastrointestinal Stromal Tumor) tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT) dưới 36 tháng được tiếp cận thuốc Glivec hoàn toàn miễn phí. 

Đây là chương trình mà Novartis triển khai trên toàn cầu từ năm 2002, hỗ trợ bệnh nhân tại các nước có thu nhập thấp và trung bình (80 nước), thông qua Tổ chức Max Foudation. Tại Việt Nam, Chương trình được thực hiện từ năm 2005 đến 2019, do Max Foundation điều phối, 

Chương trình hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư của Novatis đã đạt được kết quả tích cực - Ảnh 1.

Novartis hỗ trợ 100% chi phí điều trị bằng thuốc Glivec, được triển khai tại 7 Bệnh viện trên toàn quốc, gồm: Bệnh viện K, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Ung bước TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Huyết học-Truyền máu TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Bệnh viện Trung ương Huế.

VPAP (Viet Nam Patient Assistance Program) là Chương trình hỗ trợ bệnh nhân CML và GIST tham gia BHYT liên tục từ 36 tháng được tiếp cận với thuốc Glivec hoặc Tasigna hoàn toàn miễn phí. Người bệnh được hỗ trợ 100% chi phí điều trị, trong đó Quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí thuốc và Novartis hỗ trợ 60% chi phí bằng thuốc Glivec, Tasigna viện trợ. 

Chương trình được thực hiện ở Việt Nam giai đoạn 1 từ năm 2010-2014 (theo Quyết định số 5128/QĐ-BYT ngày 25/12/2009 của Bộ Y tế), giai đoạn 2 từ năm 2015-2019 (theo Quyết định 5404/QĐ-BYT ngày 27/12/2014 của Bộ Y tế), và hiện đang được gia hạn đến ngày 29/02/2020 (theo Quyết định số 6105/QĐ-BYT ngày 31/12/2019 của Bộ Y tế).

Kết quả thực hiện Chương trình GIPAP (gần 15 năm) và Chương trình VPAP (hơn 10 năm) đã giúp gần 100%  bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo CML và GIST được khám và điều trị, kéo dài sự sống, giảm gánh nặng chi phí điều trị. Gần 8000 bệnh nhân mắc CML, GIST đã được hỗ trợ thông qua Chương trình, với số lượng tăng lên hàng năm (834 bệnh nhân năm 2010, 2.214 bệnh nhân năm 2014, và 4.435 bệnh nhân năm 2018). Đây là một trong những Chương trình hỗ trợ thuốc được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam và cho đến nay cũng là Chương trình hỗ trợ thuốc cho nhiều bệnh nhân nhất.

Chương trình hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư của Novatis đã đạt được kết quả tích cực - Ảnh 2.

Giá trị mà Chương trình mang lại là tính nhân văn đối với cộng đồng và xã hội. Chương trình đã giúp người bệnh trở về cuộc sống bình thường, có tâm lý tốt lên, giảm chi phí điều trị, đặc biệt đối với bệnh nhân nghèo. Các bệnh viện được tiếp cận với một phương pháp điều trị mới, áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến, có cơ hội so sánh hiệu quả điều trị và tham gia các báo cáo nghiên cứu khoa học trên thế giới. Chương trình cũng thể hiện tính an sinh xã hội của chính sách BHYT, lấy người bệnh làm trung tâm. Bệnh nhân ngày càng tin tưởng vào chính sách của Bộ Y tế, BHXH và các cơ sở khám chữa bệnh.

Đạt được các kết quả tích cực và sự ghi nhận của xã hội như vậy là do sự đóng góp và nỗ lực của rất nhiều bên, đặc biệt là Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội, các Bệnh viện, Novartis, Tổ chức Max Foundation và các cơ quan liên quan.

Theo thỏa thuận đã ký, Chương trình GIPAP và VPAP kết thúc vào năm 2019 và hiện đang được gia hạn đến hết tháng 2/2020. Để tiếp tục hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi của người bệnh, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và các bên liên quan đang tích cực thảo luận về các giải pháp mới sau khi các Chương trình kết thúc.

Chương trình hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư của Novatis đã đạt được kết quả tích cực - Ảnh 3.

Diễn ra ngày 14/01/2020 tại Hà Nội, Hội nghị “Tổng kết Chương trình GIPAP/ VPAP và triển khai giải pháp sau khi chương trình kết thúc” có sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế), TS.DS. Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, PGS.TS. Hà Văn Thúy – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế. Các đại biểu tham dự Hội nghị đến từ các Bộ Ban Ngành, cụ thể là Bộ Y tế (Vụ Bảo hiểm Y tế, Vụ Kế hoạch- Tài chính, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược, Trung tâm Mua sắm Tập trung thuốc Quốc gia...); BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHYT, Ban Dược - Vật tư Y tế, Trung tâm Thanh Toán Đa Tuyến khu vực Phía Bắc, BHXH TP.Hà Nội, BHXH TP. Hồ Chí Minh, BHXH Thừa Thiên Huế), và 07 bệnh viện tham gia Chương trình GIPAP/VPAP. Hội nghị cũng có sự tham gia của Tổ chức Max Foundation và Novartis.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Các bài trình bày tại Hội nghị gồm: bài giới thiệu chương trình VIPAP/VPAP ở Việt Nam của ThS.BS. Tống Thị Song Hương – Phó Tổng Thư ký, Tổng hội Y học Việt Nam, bài Tổng kết Chương VPAP và Ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong lựa chọn giải pháp của Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế; tham luận của tiến sĩ, bác sĩ Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu TƯ, đại diện cho cơ sở điều trị; chia sẻ của bệnh nhân và phát biểu của đại diện Novartis.

Tại hội nghị, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các bên liên quan đã tích cực thảo luận về các giải pháp cho bệnh nhân sau khi kết thúc Chương trình GiPAP / VPAP bằng cách sửa đổi Thông tư 30 (Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế).

Trên nguyên tắc lấy bệnh nhân làm trung tâm, không để bệnh nhân bị ảnh hưởng về tiếp cận điều trị, cũng như phù hợp với các chính sách hiện nay và không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước,  việc tìm được tiếng nói chung giữa Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (cơ quan chi trả) và Bộ Y tế (cơ quan hoạch định chính sách) là vô cùng quan trọng để thống nhất được một giải pháp bền vững dành cho bệnh nhân, khi các chương trình GiPAP/ VPAP kết thúc.

Duy Văn