Chính phủ hy vọng nước Anh sẽ rời EU trước thời hạn 31/10
Phát biểu trên của bà May tại cuộc họp với các nghị sĩ Anh ngày 1/5 mới đây. Theo bà May, không có lý do gì mà nước Anh không thể rời đi trong vài tuần sau khi các nghị sĩ ủng hộ một thỏa thuận mà cho đến nay họ đã từ chối ba lần. Điều đó cho thấy chính phủ hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Đảng Lao động cho bất kỳ đề xuất hải quan mới nào trước khi đưa ra Quốc hội một lần nữa.
Đảng Lao động muốn Thủ tướng Anh thực hiện ý tưởng thiết lập liên minh hải quan với EU - điều mà bà May đã kiên quyết phản đối cho đến nay. Hầu hết các nghị sĩ bảo thủ đều cho rằng họ sẽ không ủng hộ động thái này, điều đó có nghĩa là Vương quốc Anh sẽ không có chính sách thương mại độc lập. Thủ tướng Anh đã lựa chọn mở cuộc hội đàm với lãnh đạo Đảng Lao động đối lập sau khi Quốc hội từ chối thỏa thuận Brexit mà Anh đã đàm phán với EU lần thứ ba vào cuối tháng trước. Sau sự thất bại này, EU đã trì hoãn thêm thời hạn cho sự ra đi của Vương quốc Anh, được ấn định ban đầu vào ngày 29/3, gia hạn đến ngày 31/10. Bà May hy vọng việc gia hạn sẽ "có thể chấm dứt" trước ngày này và nước Anh sẽ ở bên ngoài EU "càng sớm càng tốt".
Thủ tướng Anh Theresa May họp với các nghị sĩ Anh
Việc Thủ tướng Anh Theresa May lựa chọn đối mặt với Nghị viện cũng giống như lần cuối từ chối thỏa thuận Brexit của bà. Các nghị sĩ có thể lựa chọn đồng ý một thỏa thuận và ra đi một cách có trật tự, rời khỏi EU mà không có thỏa thuận, tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác hoặc ở lại EU bằng cách hủy bỏ Điều 50 – nhưng chỉ phương án đầu tiên mà Thủ tướng Anh thấy "có thể chấp nhận được". Nếu không đạt được thỏa thuận, chính phủ sẽ đứng ra cam kết trao cho các nghị sĩ cơ hội bỏ phiếu về một loạt các lựa chọn, và nội các chính phủ sẽ tuân theo kết quả.
Khi được hỏi, liệu chính phủ đã chuẩn bị gì để làm dịu sự phản đối của mình đối với một liên minh hải quan, bà May khẳng định, cả hai bên cần "xác định" những gì họ đang cố gắng đạt được. Về vấn đề thương mại thời hậu Brexit, chính phủ Anh và Đảng Lao động đối lập có các mục tiêu "rất giống nhau" - đó là bảo vệ công ăn việc làm và đảm bảo thương mại càng suôn sẻ càng tốt. Nghị sĩ bảo thủ Bernard Jenkin - một trong những người đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận Brexit ba lần - cho biết, Thủ tướng Anh không có nghĩa vụ phải đồng ý các điều khoản gia hạn do EU đưa ra. Nhưng Thủ tướng Anh cho rằng, nếu tất cả những thành viên bảo thủ đã bỏ phiếu rời khỏi EU thì Anh sẽ không còn là thành viên của liên minh nữa. Trong khi chính sách của Anh là ra đi với một thỏa thuận, thì điều này sẽ tùy thuộc vào quyết định của EU để gia hạn thêm.