|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cháy Nhiệt điện Thái Bình 2: Không ảnh hưởng đến thiết bị nhà máy, tổn thất không đáng kể

11:33 | 20/12/2017
Chia sẻ
Nguyên nhân gây ra cháy tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được xác định do gió to thổi rơi xỉ hàn công nhân đang thi công trên cao vào các tấm xốp trần, cộng với thời tiết đang hanh khô dẫn đến đám cháy. 
chay nm nhiet dien thai binh 2 khong anh huong den thiet bi nha may ton that khong dang ke Cháy dữ dội ở nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khói đen bốc cao hàng chục mét

Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình vừa phát đi thông cáo liên quan đến vụ cháy tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2.

chay nm nhiet dien thai binh 2 khong anh huong den thiet bi nha may ton that khong dang ke
Hình ảnh đám cháy tại NM Nhiệt điện Thái Bình 2 (Ảnh CTV)

Theo thông cáo, vào lúc 9h45 ngày 19/12/2017, tại Dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã xảy ra vụ cháy tại khu vực sân trần giữa nhà tuabin và gian bunker Nhà máy, sân trần làm bằng bê tông, có lớp chống thấm và chống nóng bằng xốp.

Ban quản lý dự án cho biết nguyên nhân ban đầu được xác định là do gió to thổi rơi xỉ hàn công nhân đang thi công trên cao vào các tấm xốp trần, cộng với thời tiết đang hanh khô dẫn đến đám cháy.

Đến khoảng 10 giờ cùng ngày thì đám cháy đã được lực lượng chữa cháy tại chỗ và công an địa phương đập tắt, khống chế hoàn toàn.

Theo thông cáo từ Ban quản lý dự án, đám cháy không gây thiệt hại về người và thiết bị của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Diện tích xốp và lớp chống thấm thiệt hại khoảng 870 m2, tương ứng 435 triệu đồng. Đám cháy cũng làm thiệt hại khoảng 45 tấm tôn bao che, trị giá khoảng 700.000 đ/m2.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư dự án. Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - Mã: PVX) được giao làm nhà thầu dự án này có nhiệm vụ thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm hàng hoá, thiết bị vật tư, xây lắp, nghiệm thu, đào tạo và bàn giao vận hành…

Hoàng Kiều

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.