|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

CEO WiGroup: Quý II/2024 là thời điểm phù hợp để ngành ngân hàng tăng trưởng trở lại

07:00 | 11/10/2023
Chia sẻ
Chuyên gia của WiGroup nhận định nợ xấu ngân hàng sẽ lập đỉnh trong quý IV/2023 trong khi chi phí vốn có thể lập đỉnh sớm hơn trong quý III. Triển vọng ngành ngân hàng sẽ phục hồi tốt hơn kể từ quý II/2024.

Chia sẻ tại toạ đàm Data Talk:“Tâm điểm vĩ mô & thị trường chứng khoán quý IV/2023" do VietnamBiz phối hợp cùng CFO Việt Nam tổ chức vào chiều 10/10, ông Trần Ngọc Báu - Tổng Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ Tài chính WiGroup đã có nhận định về triển vọng ngành ngân hàng, nhóm ngành đang chiếm khoảng 30% vốn hóa thị trường, trong năm 2024.

Theo ông Báu, để phân tích về triển vọng của một ngành cần lưu ý về cấu phần lợi nhuận, chi phí của ngành đó. Đối với ngành ngân hàng, lợi nhuận đến từ thu nhập lãi thuần và lãi khác và hai khoản mục chi phí chính là chi phí hoạt động và chi phí dự phòng. 

Để đánh giá triển vọng ngành trong 1 - 2 năm tới, chuyên gia cho rằng cần lưu ý tới hai yếu tố gồm thu nhập lãi thuần, thành phần chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) trong tổng thu nhập và chi phí dự phòng, phần chi phí không có sự ổn định như chi phí hoạt động, tác động nhiều tới biến động lợi nhuận các ngân hàng. 

Theo đó, một ngân hàng muốn tăng trưởng được về thu nhập lãi thuần cần cải thiệnbiên lãi thuần (NIM) hoặc tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, trong năm nay việc tăng NIM và tăng trưởng tín dụng đều khó. "NIM ở trạng thái suy giảm nhẹ đặc biệt trong quý II và quý III, quý IV dự báo tiếp tục suy giảm, chưa phục hồi tốt", ông Báu nói.

Ngoài ra để bóc tách tăng trưởng thu nhập lãi thuần, nhà đầu tư cũng lần chú ý đến ba yếu tố là khả năng sinh lời bình quân, chi phí vốn bình quân và tăng trưởng tín dụng.

 Nguồn: WiData.vn, WiChart.vn.

Về chi phí dự phòng, chuyên gia chỉ ra rằng mặc dù nợ xấu tăng nhanh trong 2-3 năm vừa quanhưng chi phí dự phòng lại không tăng. Việc này giúp ngân hàng có lợi nhuận tốt do không phải tăng chi phí trích lập dự phòng.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là chỉ số bao phủ nợ xấu hệ thống lại giảm khá nhanh từ mức 150% còn khoảng 100%. Do vậy trong tương lai bắt buộc ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng bởi vì mức bao phủ nợ xấu từ 80 - 100% là mốc nhạy cảm của ngành ngân hàng. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng tương đối nhanh trong giai đoạn gần đây.

Theo dự báo của WiGroup cũng như một số tổ chức khác cũng phải đến quý IV thì nợ xấu mới lập đỉnh còn chi phí vốn thì quý III đã có thể lập đỉnh rồi.

"Như vậy, chúng ta có thể kỳ vọng triển vọng ngành ngân hàng sẽ phục hồi tốt hơn vào khoảng chừng quý II/2024, đây là thời điểm phù hợp để ngành ngân hàng có sự tăng trưởng trở lại về giá trị so với cùng kỳ", ông Báu nói.

Chuyên gia cũng chỉ ra 4 chỉ số mà nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ýít nhất trong 4 quý tới khi đánh giá ngành ngân hàng là NIM, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ xấu.

  Nguồn: WiData.vn, WiChart.vn.

 

 

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề Data Talk: “Tâm điểm vĩ mô & thị trường chứng khoán quý IV/2023" là sự kiện khởi động cho Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) diễn ra ngày 9/11 tại TP HCM.

Đây là một trong những sự kiện thường niên quy mô lớn trong lĩnh vực chứng khoán do VietnamBiz (https://vietnambiz.vn) cùng Câu lạc bộ CFO Việt Nam (https://www.cfo.vn) thực hiện.

Sự kiện sẽ quy tụ nhiều chuyên gia cao cấp, Chủ tịch, CIO, CEO, CFO các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết đầu ngành, công ty công nghệ tài chính, lãnh đạo quản lý gia sản tại các ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết, đơn vị tư vấn kiểm toán và đông đảo nhà đầu tư kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Diễn đàn được tổ chức gồm ba phiên:

Phiên 1: Kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế tác động đến dòng vốn vào thị trường chứng khoán quý IV/2023 – 2024.

Phiên 2: Nâng cao hiệu quả đầu tư nhờ ứng dụng công nghệ mới

Phiên 3: Các ý tưởng đầu tư năm 2024. Thông qua Diễn đàn, Ban tổ chức hy vọng sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về triển vọng kinh tế vĩ mô, đầu tư chứng khoán cũng như hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc hoạch định chiến lược, dự báo triển vọng kinh doanh năm 2024.

 

H.T

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.