Giá đồng và nickel chốt phiên giao dịch thứ Sáu (17/11) tăng nhờ đồng USD yếu nhưng vẫn ghi nhận mức giảm mạnh trong tuần qua. Indonesia bắt đầu sơ tán cư dân tại các ngôi làng bị nhóm ly khai có vũ trang chiếm đóng gần một mỏ đồng của công ty khai khoáng Freeport McMoRan Inc.
Giá kim loại hôm nay (16/11) tại Thượng Hải tiếp tục giảm, trong khi giá đồng trên sàn London cũng giảm xuống mức thấp nhất 5 tuần vào phiên giao dịch hôm qua do các số liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không được như kỳ vọng.
Giá nickel tại Thượng Hải hôm nay (14/11) tăng sau khi giá kim loại này trên sàn London tăng đến 3% trong phiên giao dịch qua đêm trong bối cảnh nhà đầu tư đẩy mạnh thu mua trước triển vọng giá nickel có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Giá đồng trên sàn London hôm nay (13/11) tăng nhẹ từ mức thấp nhất 1 tháng trong tuần vừa qua do nhu cầu ổn định và đồng USD yếu đi. Căng thẳng giữa lực lượng an ninh và nhóm ly khai có vũ trang tại Indonesia tiếp tục leo thang.
Giá nhôm hôm nay (11/11) tăng nhẹ trở lại nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2016 do nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng kim loại này.
Giá đồng trên sàn London hôm nay (10/11) tăng trở lại nhờ đồng USD đang yếu. Trong khi đó, tại Indonesia các tay súng ly khai đang đe dọa hoạt động tại mỏ đồng Grasberg của nước này.
Giá đồng trên sàn London hôm nay (8/11) duy trì ổn định, sau khi giảm gần mức thấp nhất trong một tháng vào phiên giao dịch hôm qua giữa tâm lý chờ giá giảm sâu hơn của nhà đầu tư.
Giá kim loại tại Thượng Hải hôm nay (8/11) đồng loạt giảm, trong đó đồng và nickel giảm mạnh nhất, do nhà đầu tư trên sàn London bán tháo sau khi chốt lời.
Giá nickel giao dịch trên sàn Thượng Hải hôm nay (7/11) tăng mạnh, kéo giá các kim loại khác tăng theo. Nickel tiếp tục thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh nhu cầu thị trường xe điện vẫn ở mức cao.
Nickel giao dịch trên sàn London sáng nay (2/11) tiếp tục tăng giá, hướng đến phiên chốt tuần tăng 10% và 27% so với đầu năm nhờ thị trường xe điện tiếp tục khởi sắc.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.