|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có xả trạm ngày thứ hai liên tiếp?

10:44 | 10/02/2019
Chia sẻ
Hiện ùn ứ vẫn xảy ra ở khu vực Km185 kéo dài đến nút giao Pháp Vân theo chiều Cầu Giẽ - Pháp Vân, do khu vực nút giao Pháp Vân bị quá tải... 
cao toc phap van cau gie co xa tram ngay thu hai lien tiep
Chiều qua (8/2), do lượng xe đổ về quá lớn, trạm thu phí Thường Tín buộc phải xả trạm trong 30 phút để tránh ùn tắc kéo dài

Chiều nay 9/2 (mùng 5 Tết), trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Oánh, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, các phương tiện vẫn đang di chuyển bình thường dù lượng xe đổ về Hà Nội từ khu vực phía Nam rất lớn.

“Hiện tình trạng ùn ứ vẫn xảy ra ở khu vực Km185 kéo dài đến nút giao Pháp Vân theo chiều Cầu Giẽ - Pháp Vân, do khu vực nút giao Pháp Vân bị quá tải, không đáp ứng năng lực lưu thông của các phương tiện. Còn lại, trên toàn tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, các phương tiện vẫn lưu thông bình thường”, ông Oánh nói và cho biết, trong ngày hôm nay, chủ đầu tư chưa phải xả trạm để chống ùn tắc kéo dài.

Trước đó, chiều qua (8/2), do lượng phương tiện dồn về quá lớn, chủ đầu tư buộc phải xả trạm thu phí Thường Tín theo hướng Hà Nam - Hà Nội trong thời gian 30 phút, kéo dài từ 17h20 đến 17h50 để tránh ùn tắc kéo dài.

Cũng theo ông Oánh, những ngày bình thường, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ phục vụ khoảng 50.000 lượt xe/ngày đêm, tuy nhiên, trong những ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi, lượng xe tăng đột biến, khoảng trên 100.000 lượt xe/ngày đêm.

“Đặc biệt, ngày 2/2/2019 (ngày 28 Tết), lưu lượng phương tiện lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng lên mức kỷ lục 112.000 lượt xe/ngày đêm”, ông Oánh chia sẻ và cho biết, sắp tới, chủ đầu tư tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng tiến hành đầu tư mở rộng nút giao Pháp Vân để giảm thiểu tình trạng ùn ứ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Xem thêm

Đình Quang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.