|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cao tốc 34.000 tỷ đồng vừa thông xe đã hỏng: Đề nghị rút kinh nghiệm

22:30 | 09/01/2019
Chia sẻ
Liên quan tới dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa mới thông xe đã xuất hiện ổ trâu, ổ gà, đường bong tróc, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải minh bạch thông tin về chất lượng của tuyến đường và rút kinh nghiệm đối với chủ đầu tư, nhà thầu về những hạn chế trong
cao toc 34000 ty dong vua thong xe da hong de nghi rut kinh nghiem

Văn phòng Quốc hội vừa có Báo cáo kết quả chuyến công tác của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển về Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi) và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đáng lưu ý, Đoàn công tác đã có đánh giá chung về việc khắc phục các hư hỏng trên đoạn đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Cụ thể, trong thời gian ngắn đưa vào khai thác vừa qua, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã xuất hiện một số điểm bong tróc (như tại Km27, Km28, Km45), có hiện tượng thấm nước tại vị trí cầu VD09B và 32 hầm chui dân sinh.

Theo báo cáo, hiện nay, chủ đầu tư đang phối hợp với Ban quản lý dự án, nhà thầu sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, bảo đảm chất lượng theo thiết kế kĩ thuật.

Đoàn công tác đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư tiếp tục theo dõi, giám sát, xử lý lún trên toàn tuyến, nhất là đoạn nằm trên vùng có địa chất yếu, kịp thời khắc phục, cảnh báo khi có dấu hiệu không an toàn cho phương tiện giao thông.

Đồng thời, minh bạch thông tin về chất lượng của tuyến đường cho các cơ quan truyền thông và rút kinh nghiệm đối với chủ đầu tư, nhà thầu về những hạn chế trong quá trình triển khai.

Đoàn công tác cho biết, hiện nay, một số hạng mục thi công còn lại gòm 72 đường gom, 21 tuyến đường hoàn trả địa phương, 47 km hàng rào, hạng mục nút giao Dung Quất (xử lý đất yếu, đường kết nối vào Dung Quất) vẫn đang trong quá trình thực hiện và gặp nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng (225 điểm vướng mắc liên quan đến mức đền bù, giải quyết ảnh hưởng rung nứt, yêu cầu bổ sung đường dân sinh, kênh mương…) và bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng (mất ruộng, ngập úng) còn vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đoàn công tác đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương phối hợp chỉ đạo giải quyết.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư lên đến 34.500 tỷ đồng (tương đương 1,65 tỷ USD) nhưng vừa thông xe đã xuất hiện những hư hỏng về mặt đường, một số cầu, cống bị thấm nước. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ, nguyên nhân hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là do chất lượng thi công, bê tông nhựa không đảm bảo gặp trời mưa nên tạo ra ổ gà, ổ trâu.

"Qua phân tích ban đầu, nguyên nhân này có liên quan chất lượng công trình, yếu tố thi công chưa đảm bảo tại vị trí hư hỏng nhưng là vấn đề chất lượng cục bộ, không phải trên diện rộng toàn tuyến", Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.

Liên quan đến vụ việc này, hồi cuối tháng 11/2018, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã kiểm điểm và xem xét kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan. Theo đó, có 4 đơn vị bị cảnh cáo gồm: Ban điều hành liên danh nhà thầu gói 4; Ban điều hành liên danh nhà thầu gói 6; Ban QLDA Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Ban điều hành quản lý khai thác đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (VECS).

VEC cảnh cáo 5 cá nhân gồm: Giám đốc điều hành liên danh nhà thầu gói 4, Giám đốc điều hành liên danh nhà thầu gói 6, cán bộ phụ trách thi công nhà thầu gói 4 (đoạn Công ty Tuấn Lộc thi công), cán bộ phụ trách thi công nhà thầu gói 6 (đoạn Tổng công ty Thành An thi công), Phó giám đốc kiêm đội trưởng đội vận hành và bảo trì Ban điều hành đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (VECS).

Đặc biệt, VEC đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Tiến Thành - Giám đốc Ban QLDA Đà Nẵng – Quảng Ngãi do "chậm tổ chức sửa chữa các hư hỏng mặt đường, cung cấp thông tin báo chí không đầy đủ, kịp thời, né tránh trách nhiệm".

Phương Dung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.