|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cần cạnh tranh để thu hẹp 'gai' của nền 'công nghiệp hình trái mít'

19:41 | 29/03/2017
Chia sẻ
Chính sách công nghiệp ưu tiên của Việt Nam hiện nay trái mít, ngành nào cũng là mũi nhọn. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, chỉ ngành nào sống sót được qua cạnh tranh toàn cầu mới xứng đáng được ưu tiên, phát triển thành ngành mũi nhọn.
can canh tranh de thu hep gai cua nen cong nghiep hinh trai mit
Cần cạnh tranh để thu hẹp gai của nền 'công nghiệp hình trái mít'. (Ảnh: Hoài Nam).

Mấy chục năm "bú sữa" bảo hộ

Sống sót qua cạnh tranh toàn cầu là yêu cầu tiên quyết để ngành công nghiệp có khả năng trở thành mũi nhọn. TS Vũ Thành Tự Anh phân tích tại thảo luận “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, doanh nghiệp không có khả năng dựa vào lợi thế so sánh tuân theo vận hành của thị trường để tự mình đứng vững sẽ không thể phát triển, sao có khả năng làm mũi nhọn dẫn dắt nền công nghiệp.

Mấy chục năm qua, nền công nghiệp của Việt Nam vẫn được "bú bầu sữa" bảo hộ, các ngành được lựa chọn tiêu chí rất mơ hồ, thậm chí không rõ tiêu chí.

Nhìn lại công nghiệp xi măng lò đứng của Việt Nam từ những năm 1990 - 2000, chương trình 1 triệu tấn đường, thép xây dựng, tín dụng xa bờ và đặc biệt là công nghiệp ô tô, đặc điểm chung là thất bại. Bởi các ngành này không phát triển dựa vào lợi thế so sánh của Việt Nam mà dựa vào bảo hộ. Từ những năm 1994 - 1995, Việt Nam bảo hộ ô tô, đến nay ngành này vẫn cần bảo hộ mới tạm đứng được. Tuy nhiên, ô tô Việt đang rung lắc trước cơn gió giảm thuế nhập khẩu về 0% năm 2018 và theo đánh giá của Bộ Công Thương năm 2016, ngành này mới chỉ nội địa hóa được 7 - 10% đối với ô tô dưới 9 chỗ.

Một nhóm khác phổ biến trong thời kỳ mở cửa thu hút đầu tư FDI của Việt Nam đó là chip điện tử của Intel, điện thoại Samsung, máy ảnh máy photocopy của Canon. Các sản phẩm được sản xuất ở nhà máy đóng tại Việt Nam, sử dụng lợi thế so sánh của Việt Nam cụ thể là nhân công giá rẻ, đất đai rẻ, nhưng khuyến khích hào phóng về mặt tài khóa tài chính và cả môi trường.

Các ngành này đóng góp 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên nhân công Việt vẫn chủ yếu gia công và lắp ráp. Xuất khẩu chip điện tử trên 4 tỷ USD, điện thoại trên 30 tỷ USD nhưng giá trị gia tăng các nhà cung cấp nội địa cung cấp cho Intel chỉ 3% thôi, Samsung 9% còn lại là nhập khẩu và tận dụng một loạt ưu đãi rẻ từ Việt Nam.

Mũi nhọn nên là doanh nghiệp thắng lợi sau cạnh tranh

TS Vũ Thành Tự Anh đưa ra phân tích về quá trình phát triển của nhóm công nghiệp thành công sau 2 lực cải cách được cho là cực kỳ quan trọng thời bấy giờ là cải cách Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1999 và ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ. Đó là dệt may, da giày, chế biến tôm, chế biến cá basa...

Theo vị chuyên gia, nhóm này 2 đặc trưng cơ bản là đặc dựa vào lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và phát triển sản phẩm nhờ cạnh tranh quyết liệt và khẳng định mình trên thị trường. Đặc biệt, các ngành này không được bảo hộ. Nhóm này cũng không có lợi thế từ đầu tư lớn như Samsung hay Intel, chỉ xuất phát trừ doanh nghiệp tư nhân.

"Cách chọn công nghiệp mũi nhọn đúng nên là chọn các ngành đã được sàng lọc qua cạnh tranh, đặc biệt sàng lọc sau cạnh tranh xuất khẩu. Việt Nam nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp thắng lợi sau cạnh tranh chứ không phải các doanh nghiệp cần dựa vào hàng rào bảo hộ, dựa vào các ưu đãi", TS Vũ Thành Tự Anh chia sẻ quan điểm.

Ông cho biết, nhìn vào thực tế hiện nay tại Việt Nam, các ngành ưu tiên đang đang như gai mít. Ví dụ như ngành kim loại cơ khí được chia thành các nhóm ưu tiên, mỗi nhóm có một danh sách "dài dằng dặc" tập trung vào một cái nhỏ. Như nhóm động cơ công Diesel, chính sách ưu tiên nhắm vào động cơ xăng. "Tôi không hiểu cơ sở nào để các ngành này lọt vào danh sách các ngành công nghiệp mũi nhọn", TS Tự Anh nhận xét.

Ông đưa ra kiến nghị 3 tiêu chí để một ngành có thể trở thành công nghiệp ưu tiên. Theo vị TS, nếu các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp không rút ngắn được khoảng cách về công nghệ giữa Việt Nam và thế giới thì không đáng được ưu tiên. Bởi bài toán lớn nhất của Việt Nam là năng suất, phải rút ngắn khoảng cách về công nghệ để tăng được năng suất này.

Bên cạnh đó, vài trò cần thiết của các chính sách ưu tiên là giúp chuyển dịch cơ cấu, như bất kì quốc gia nào trên thế giới đều cần chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp rồi sang dịch vụ. "Cần có thời hạn cho chính sách ưu tiên. Nếu ngành ưu tiên trong 5 – 10 năm nhưng không hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất thì cũng không xứng đáng được ưu tiên nữa", vị chuyên gia bày tỏ. Ông cũng nhấn mạnh về tính kỷ luật của thời hạn ưu tiên đối với các đơn vị.

Và tiêu chí quan trọng, các doanh nghiệp phải thành công sau sàng lọc, cạnh tranh toàn cầu, khi đó Chính phủ mới lựa chọn để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Việc lựa chọn ưu tiên nên theo các tiêu chí minh bạch, có báo cáo đánh giá và đặc biệt cần cần cách ly chính trị.

"Thay vì đưa vào sản phẩm ưu tiên như hiện nay, Việt Nam nên đưa vào các lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của đất nước", TS Vũ Thành Tự Anh bày tỏ.

can canh tranh de thu hep gai cua nen cong nghiep hinh trai mit Làm sao để thay đổi nền 'công nghiệp hình trái mít'

Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam “mang hình hài của trái mít, rất nhiều mũi nhọn như nhau nên không biết đâu là ...

Thái Hoàng