|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cách hay để quẳng đi gánh nặng tiền bạc đè nặng trên vai

09:17 | 12/09/2021
Chia sẻ
Trong xã hội hiện đại, cạnh tranh, rất nhiều người gặp phải những vấn đề tiền bạc, luôn căng thẳng về tài chính cá nhân và cảm thấy cuộc sống nặng nề.

Chia sẻ của một chuyên gia quản lý tài chính người Mỹ trên trang Fool đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều người, thừa nhận rằng vẫn có một số cách khá hiệu quả trong việc cân đối tài chính, chi tiêu cũng như để tiết kiệm và đầu tư. Khi tiền bạc dư dả hơn thì mọi nỗi lo lắng cũng sẽ giảm đi.

Mở đầu bài viết, tác giả tự nhận mình vốn là một người thận trọng về tài chính. Mặc dù bố mẹ của cô quan tâm đến các anh chị em trong gia đình, cuộc sống hạnh phúc nhưng cũng không dư dả hay giàu có gì. Có thể vì vậy mà trong suốt những năm còn nhỏ và niên thiếu, cô luôn tiết kiệm và cẩn thận khi ra quyết định.

Khi đã trưởng thành, cô nhận thấy rằng nhiều bạn bè thường xuyên phải xin tiền cha mẹ, mong được nhận sự trợ cấp từ phụ huynh khi có các khoản chi bất ngờ. Bản thân cô không lệ thuộc vào những đồ xa xỉ và cũng không muốn tạo gánh nặng cho cha mẹ, tệ hơn là lấy đi những khoản tiền để dành cho việc nghỉ hưu của phụ huynh. 

Tuy nhiên, việc tiết kiệm có thể khiến mọi người, vào một thời điểm nào đó phải chịu cảnh túng quẫn và khó chịu. Gánh nặng tiền bạc dường như đã và đang luôn luôn thường trực với người trẻ hiện nay.

Cách vượt qua áp lực tiền bạc trong cuộc sống hiện đại

1. Duy trì một quỹ khẩn cấp với số tiền đủ lớn

Cách hay để quảng đi gánh nặng tiền bạc đè nặng trên vai - Ảnh 1.

Quỹ khẩn cấp giúp bạn yên tâm hơn, phần nào giảm nỗi lo tiền bạc. (Nguồn: Money Crashers)

Là một chuyên gia về tài chính các nhân, tác giả bài viết cho biết bản thân mình thường xuyên khuyên mọi người để dành chi phí sinh hoạt từ 3 – 6 tháng vào một tài khoản tiết kiệm, chuẩn bị sẵn cho các mục đích khẩn cấp. Thực tế, cô cho biết tổng số tiền mình để vào quỹ này còn nhiều hơn thế.

Cô muốn giữ trong tay khoản tiền đủ để thanh toán các hóa đơn, các chi phí sinh hoạt ít nhất 1 năm để phòng khi phải sửa nhà, sửa xe hoặc thu nhập bị ảnh hưởng do mất việc, ốm đau, tai nạn. 

Cô nhận ra rằng mình nên hạn chế gửi tất cả tiền vào ngân hàng, thay vào đó, chấp nhận một chút rủi ro để đầu tư vào các lĩnh vực khả quan, từ đó kiếm được lợi nhuận (tiền lãi) cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm. Dĩ nhiên, trước đó thì việc có đủ tiền để sống trong vòng 1 năm (ngay cả khi không có thu nhập) sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều.

Theo tác giả bài viết, nhất là với những ai làm freelancer hay kinh doanh tự do, không có bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp thì việc tự chuẩn bị quỹ khẩn cấp là một cách quản lý tài chính, tiền bạc buộc phải tuân thủ.

2. Sống trong một ngôi nhà phù hợp với túi tiền

Theo nguyên tắc chung, bạn nên giữ chi phí nhà ở hàng tháng ở mức tối đa 30% thu nhập của mình hoặc ít hơn. Ngưỡng 30% đó sẽ bao gồm thành toán khoản vay trả góp, thuế, trường hợp ở trọ thì là tiền thuê nhà, điện nước nói chung.

Trong nhiều trường hợp, cho dù tổng thu nhập của bạn và gia đình đã tăng nên đáng kể thì vẫn cần xem xét kỹ khi ra quyết định có nên xây nhà/ mua nhà mới hay chuyển sang một căn nhà trọ đắt đỏ, tiện nghi hơn hay không. 

Về cơ bản, việc dành ít hơn 30% thu nhập cho nhà ở giúp bạn có tiền bạc dư dả hơn, có thể linh hoạt chi tiêu cho những điều khác quan trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng bớt căng thẳng vì tiền bạc, sợ rằng hóa đơn hay khoản vay tăng lên. Nhờ đó, dù không may bị mất việc thì bạn vẫn có đủ tiền trang trải cho cuộc sống.

3. Bảo vệ bản thân và giảm bớt lo lắng

Bạn hãy hiểu rằng, thỉnh thoảng những nỗi lo lắng về tiền bạc là điều tự nhiên và không cần cảm thấy quá nghiêm trọng. Nếu bạn là kiểu người hay lo lắng về tiền bạc, bạn hãy bắt đầu bằng cách tuân thủ hai nguyên tắc trên, đồng thời cố gắng làm việc để tăng thu nhập, có nhiều nguồn thu và để tiết kiệm được nhiều hơn. Tài sản càng nhiều, bạn sẽ càng bớt áp lực và có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến thêm một bước trong quản lý chi tiêu, đó là lập ngân sách rõ ràng theo từng tuần, từng tháng, luôn biết được tiền tiêu vào những khoản nào.

Thu Phương