|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các nhà lãnh đạo của KEB Hana, Woori có thể chịu án phạt nặng trong việc bán chứng khoán phái sinh có rủi ro cao

11:51 | 28/10/2019
Chia sẻ
Hai ngân hàng KEB Hana và Woori là những tổ chức sẽ phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong vụ việc bán các sản phẩm phái sinh có rủi ro cao mà không thông báo đầy đủ nguy cơ rủi ro khiến các nhà đầu tư mất tổng cộng 351,5 tỉ won khi đầu tư vào chúng (tính đến tháng 9/2019).

restmb_idxmake

Ảnh minh hoạ (Nguồn: The Investor)

Trong bối cảnh các cơ quan tài chính chuẩn bị khép lại nhiều tháng điều tra về việc bán sản phẩm phái sinh có rủi ro cao và các quĩ có liên quan, các tổ chức chính trong vụ việc này có khả năng chịu án phạt nặng khi không cảnh báo với nhà đầu tư về các rủi ro.

Đóng vai trò trung tâm trong sự hỗn loạn này là Ngân hàng KEB Hana gần đây bị phát hiện đã âm thầm xóa các tài liệu nội bộ, nhằm phi tan chứng cứ, theo đưa tin từ The Investor.

Dịch vụ Giám sát Tài chính (FSS) dự kiến khép lại cuộc điều tra về phi vụ này vào tuần tới, các quan chức cho biết vào ngày 27/10. Kể từ cuối tháng 8/2019, 2 ngân hàng nội địa, 3 nhà môi giới và 2 nhà quản lí quĩ đã chịu sự điều tra về hoạt động vận hành quĩ chứng khoán phải sinh và phát hành các sản phẩm phái sinh có rủi ro cao.

Sản phẩm phái sinh liên kết có rủi ro cao (high-risk derivatives-linked securities) là các sản phẩm tài chính được thiết kế để bám sát theo thành quả của các tài sản cơ sở, như chỉ số cổ phiếu. 

Tỉ suất sinh lời của chúng được xác định bằng sự biến động của các tài sản cơ sở và mang lại tỉ suất sinh lợi cao hơn so với thu nhập lãi vay, nhưng lại có nguy cơ đánh mất vốn gốc.

Các cơ quan tài chính ngờ rằng các tổ chức tài chính bán các sản phẩm này đã không thông báo đầy đủ cho khách hàng về những rủi ro liên quan đến việc mua những sản phẩm có lợi suất cao này.

Việc bán các sản phẩm phái sinh đầy tranh cãi này, chủ yếu bán dưới dạng chứng chỉ quĩ, đã khiến nhà đầu tư mất tổng cộng 351,5 tỉ won (tính tới cuối tháng 9/2019), dữ liệu từ FSS cho thấy.

Giữa tình trạng xung đột và bất ổn, hoạt động bán chứng khoán có liên quan đến sản phẩm phái sinh trong tháng trước đã giảm gần 32% so với tháng trước đó, xuống mức 1,4 nghìn tỉ won (tương đương 1,2 tỉ USD), theo Trung tâm Lưu kí chứng khoán Hàn Quốc (KSD).

Tổ chức gánh chịu áp phạt nặng nề nhất sẽ là hai ngân hàng KEB Hana và Woori. Cả hai ngân hàng này được cho là sẽ bị kỉ luật về tổ chức và cả những người đứng đầu.  

Danh sách tiềm năng bao gồm Chủ tịch của Tập đoàn Tài chính Woori và CEO của ngân hàng Woori, Sohn Tae-seung, Phó Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Hana Ham Young-joo và CEO của ngân hàng KEB Hana Ji Sung-kyoo. Ông Ham từng đóng vai trò là CEO của ngân hàng KEB Hana cho đến tháng 3/2019. 

Mặc dù khẳng định rằng những biện pháp trừng phạt chi tiết đối với những thành viên điều hành này vẫn chưa được quyết định, nhưng FSS ám chỉ rằng những án phạt nặng – khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ hoặc sa thải – đều có khả năng xảy ra khi xét tới khoản thua lỗ đáng kể của nhà đầu tư.  

Ngân hàng KEB Hana được cho sẽ bị áp biện pháp trừng phạt bổ sung vì phá hủy chứng cứ. Trong cuộc kiểm toán tuần trước, Thống đốc FSS Yoon Suk-heon và Phó Thống đốc Kim Dong-sung tuyên bố rằng ngân hàng KEB Hana đã cố tình xóa một số tài liệu nội bộ với hồ sơ bán hàng liên quan đến các quỹ liên kết phái sinh. 

CEO ngân hàng KEB Hana Ji thừa nhận rằng ông đã ra lệnh soạn thảo các tài liệu mới về việc bán các sản phẩm này. Nếu phải chịu trách nhiệm về việc xóa dữ liệu thì ông ta chắc chắn phải đối mặt với một hình phạt cấp cao nhất. 

"Theo các quy tắc của chúng tôi, việc cản trở cuộc điều tra sẽ làm tăng mức hình phạt", một quan chức của FSS cho biết. Ngoài ra, xem xét các tranh chấp gian lận tài chính trong quá khứ, Giám đốc FSS nói thêm rằng số tiền bồi thường mà các tổ chức bán phải trả có thể lên tới 70% số tiền thua lỗ hoặc thậm chí cao hơn.

"Tôi đồng ý rằng chúng tôi không nhất thiết phải tuân thủ các tiền lệ (trong đó trần bồi thường được đặt ở mức 70% tổng thiệt hại) và sẽ đưa ra các phản ứng linh hoạt", ông Yoon Yoon nói.

Minh Tuấn

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.