|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các nhà đầu tư quĩ dự phòng săn đón vàng

11:34 | 18/05/2020
Chia sẻ
Các nhà đầu tư lớn trên thế giới đang quan tâm tới vấn đề lạm phát hơn là sự sụt giá của dầu hay sự chi tiêu dè dặt của người tiêu dùng. Họ hướng tới vàng như một biện pháp phòng hộ.

Việc ngân hàng trung ương các nước in tiền cùng với các gói kích thích kinh tế cỡ khủng  đang khơi dậy lại sức sống cho nền kinh tế, theo Bloomberg. 

Thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều nhà đầu tư cũng đã đổ tiền vào vào vàng với lí do tương tự nhưng kết quả cuối cùng không như họ dự báo, lạm phát đã được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, qui mô chính phủ phản ứng với khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng tình thế lần này sẽ khác so với thời điểm năm 2008.

Các nhà sáng lập quĩ phòng hộ như Paul Singer, David Einhorn, Crispin Odey cũng như các nhà quản lí tài sản tài chính lớn như Blackrock Inc. và Newton Investment Management rất lạc quan trong việc đầu tư vào vàng. 

Odey cho biết: “Vàng là lối thoát duy nhất trong một thế giới đang tiền tệ hóa”. 

Vàng giao trong tương lai là tài sản được nắm giữ nhiều thứ 3 bới tập đoàn Odey European Inc. “Trong ngắn hạn, tiền sẽ được tạo ra bởi sự đánh cược của các nhà đầu tư về tỉ lệ lạm phát” – Ông Odey nói thêm.

Nguyên lí của việc này rất đơn giản: Việc bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bị thổi phồng khiến đồng tiền của nước họ bị giảm sức mua. Sức mua của đồng USD bị giảm làm tăng sự lạm phát của các tài sản hữu hình như là vàng. 

Giá kim loại vốn đã đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm, ở mức 1.752,69 USD/ounce vào thứ sáu (15/5) và các chuyên gia dự báo giá của mặt hàng này sẽ còn tiếp tục tăng.

Các nhà đầu tư quĩ dự phòng săn đón vàng  - Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg

Elliott Management Corp của Paul Singer cho rằng trong vài tháng gần đây, giá vàng đã tăng khá nhanh và đang là tài sản được đánh giá thấp nhất bởi giới đầu tư hiện nay. 

Lãi suất thấp, ngành khai khoáng bị gián đoạn cùng với sự mất giá của đồng tiền trên khắp thế giới sẽ khiến giá trị của vàng tăng lên rất nhiều lần.

Có một vấn đề: lập luận như trên đã từng được đưa ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và đã dẫn đến thất bại hoàn toàn của các nhà đầu tư.

John Paulson, một nhà đầu tư vàng nổi bật khi đó, đã dự báo một tỉ lệ lạm phát lớn và tin tưởng rằng vàng sẽ là tài sản duy nhất duy trì được giá trị, theo cuốn sách “The Greatest Trade ever” viết năm 2009 .

Canh bạc của John Paulson đã đem lại lợi nhuận trong thời gian đầu khi vàng đạt mức 1.921,17 USD/ounce vào năm 2011. 

Tuy nhiên, mức lạm phát cao mà Paulson dự đoán đã không thành hiện thực, thị trường vàng rơi vào suy thoái và khiến việc kinh doanh của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thị trường vào hiện này cũng đang ở trong tình cảnh tương tự. Bất chấp các lời cảnh báo, các nhà đầu tư kì vọng một mức lạm phát thấp khi thế giới đang trải qua một trong những cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất lịch sử. 

Dự báo mức lạm phát trong 5 năm tới tại nước Mỹ đã giảm từ 1,8% vào hồi đầu năm 2020 xuống chỉ còn 1,4% vào hiện nay (17/5).

Darwei Kung, trưởng bộ phận quản lí hàng hóa và danh mục đầu tư tại DWS Group, cho rằng: ”Tốc độ chuyển tiền đang dần chậm lại. Nếu không có sự thay đổi này, chúng ta khó có thể dự báo một kịch bản về lạm phát cao trong tương lai”.

Những suy luận trên cho thấy rằng tình hình hiện nay rất khác so với năm 2008.

Thứ nhất, các chính phủ đang phản ứng nhanh hơn với cú sốc từ virus corona với các gói khích thích kinh tế lớn hơn và sẵn sàng ứng phó với mức nợ lớn hơn.

Hãng Greenlight Capital của David Einhorn nhận định: “Chứng tôi hi vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ đặt mục tiêu và ủng hộ lạm phát ở mức 1 chữ số. Phương pháp này cùng với việc giảm lãi suất sẽ là cách duy nhất để vượt qua các khoản nợ chồng chất.”

Thứ hai, dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa sản xuất và trong dài hạn, các doanh nghiệp còn lại sẽ phải xây dựng lại kế hoạch kinh doanh.

Ngay cả khi tình trạng siêu lạm phát không xảy ra, chi phí nắm giữ vàng hiện nay là tương đối thấp. 

Russ Koesterich, quản lí danh mục đầu tư của quĩ phân bổ toàn cầu BlackRock trị giá 20,5 tỷ USD đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa vàng với lãi suất thực tế (là lãi suất danh nghĩa sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát): Khi lãi suất thực tế thấp thì chi phí nắm giữ vàng cũng thấp. Hiện tại, lãi suất thực tế đang âm.

Các nhà đầu tư quĩ dự phòng săn đón vàng  - Ảnh 2.

Nguồn: Bloomberg

Dự báo mức lạm phát trong 5 năm tới tại nước Mỹ đã giảm từ 1,8% vào hồi đầu năm 2020 xuống chỉ còn 1,4% vào hiện nay (17/5).

Darwei Kung, trưởng bộ phận quản lí hàng hóa và danh mục đầu tư tại DWS Group, cho biết: ”Tốc độ chuyển tiền đang dần chậm lại. Nếu không có sự thay đổi này, chúng ta khó có thể dự báo một kịch bản về lạm phát cao trong tương lai”.

Những suy luận trên cho thấy rằng tình hình hiện nay rất khác so với năm 2008.

Thứ nhất, các chính phủ đang phản ứng nhanh hơn với cú sốc từ virus corona với các gói khích thích kinh tế lớn hơn và sẵn sàng ứng phó với mức nợ lớn hơn.

Hãng Greenlight Capital của David Einhorn nhận định: “Chứng tôi hi vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ đặt mục tiêu và ủng hộ lạm phát ở mức 1 chữ số. Phương pháp này cùng với việc giảm lãi suất sẽ là cách duy nhất để vượt qua các khoản nợ chồng chất.”

Thứ hai, dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng của sản xuất và trong dài hạn, các doanh nghiệp còn lại sẽ phải xây dựng lại kế hoạch kinh doanh.

Ngay cả khi tình trạng siêu lạm phát không xảy ra, chi phí nắm giữ vàng hiện nay là tương đối thấp. 

Russ Koesterich, quản lí danh mục đầu tư của quĩ phân bổ toàn cầu BlackRock trị giá 20,5 tỷ USD đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa vàng với lãi suất thực tế (là lãi suất danh nghĩa sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát): Khi lãi suất thực tế thấp thì chi phí nắm giữ vàng cũng thấp. Hiện tại, lãi suất thực tế đang âm.

H.Mĩ