|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng, dân hết cảnh ‘ngã ngửa’ về điều chỉnh qui hoạch

07:30 | 19/08/2019
Chia sẻ
Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố TW đăng tải các đồ án qui hoạch chung, phân khu, chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh lên Cổng thông tin điện tử quyhoach.xaydung.gov.vn.

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đăng tải thông tin hồ sơ qui hoạch xây dựng, qui hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc, cơ quan chuyên môn đăng tải các đồ án qui hoạch chung, qui hoạch phân khu, qui hoạch chi tiết thuộc thẩm quiền phê duyệt cấp tỉnh, huyện qui định tại Luật Xây dựng, Luật qui hoạch đô thị lên Cổng thông tin điện tử: quihoach.xaydung.gov.vn.

Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng, dân hết cảnh ‘ngã ngửa’ về điều chỉnh quy hoạch - Ảnh 1.

Cổng thông tin quốc gia về qui hoạch sẽ giúp quá trình quản lý qui hoạch minh bạch, công khai (Ảnh chụp màn hình hệ thống đang thử nghiệm).

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Nghị quiết số 83 (ngày 14/6/2019) của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV; Chỉ thị số 05 (ngày 01/3/2019) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác qui hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo qui hoạch được duyệt. Trong đó, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ xây dựng Cổng thông tin điện tử quốc gia về qui hoạch xây dựng, qui hoạch đô thị.

Nội dung thông tin đăng tải trong các đồ án qui hoạch xây dựng, qui hoạch đô thị bao gồm: quiết định phê duyệt; Bản đồ hiện trạng; Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; Bản đồ qui hoạch sử dụng đất; Bản đồ giao thông; Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; Thuyết minh tóm tắt…

Liên quan đến vấn đề qui hoạch xây dựng, trước đó, Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập trong công tác qui hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị theo qui hoạch được duyệt như việc lập qui hoạch đô thị chưa đồng bộ; chất lượng một số qui hoạch chưa cao, thiếu tính khả thi.

Đặc biệt, công tác điều chỉnh qui hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ qui hoạch chung, điều chỉnh qui hoạch chi tiết tại các đô thị lớn, tập trung đông dân cư còn tùy tiện, có xu hướng gia tăng dân số, tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, gây quá tải hạ tầng đô thị...

Có thể thấy, mặc dù việc công bố thông tin qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được qui định trong Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản pháp lý khác nhau, nhưng trên thực tế, việc thực hiện còn nhiều hạn chế.

Thậm chí tại nhiều khu đô thị theo phản ánh cư dân còn “ngã ngửa” khi qui hoạch được điều chỉnh mà người dân không hề biết, không được xin ý kiến.

Như tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra, Hà Nội) từ việc xin ý kiến điều chỉnh qui hoạch khu đô thị giai đoạn 2 mới đây, cư dân phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh qui hoạch nhiều ô đất trước đó mà không lấy ý kiến người dân.

Bộ Xây dựng chỉ đạo nóng, dân hết cảnh ‘ngã ngửa’ về điều chỉnh quy hoạch - Ảnh 2.

Theo cư dân khu đô thị Ciputra, từ việc xin ý kiến điều chỉnh qui hoạch lần này, cư dân lại phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh qui hoạch nhiều ô đất mà không lấy ý kiến người dân.

Cư dân cho biết, trong năm 2016, 2 ô đất đã được điều chỉnh gồm: ô đất I.A.20 được điều chỉnh tăng 1.810 người; ô đất I.A.25 tăng 629 người. Lần điều chỉnh qui hoạch trong năm 2017 ô đất I.A.23 được điều chỉnh tăng 4.674 người so với qui hoạch trước đó.

Vấn đề người dân đặt ra là những lần điều chỉnh qui hoạch trên người dân không hề biết, hoàn toàn không được xin ý kiến.

“Nhiều ô đất tại khu đô thị đã điều chỉnh trong giai đoạn 2 rất nhiều nhưng không xin ý kiến cư dân. Cư dân Ciputra là một phần chủ thể của qui hoạch nhưng không hề nói gì với chúng tôi. Không xin ý kiến cộng đồng nhưng một loạt nhà ở đã đang được xây dựng. Bao nhiêu ô đất kia họ đã làm rồi có ai biết? Ai phản ánh không? Đây được coi là một trong những khu đô thị đáng sống nhất Hà Nội chúng tôi phản đối mọi việc điều chỉnh qui hoạch như vậy” – một cư dân sống tại khu T6 Ciputra bức xúc.

Hay tại khu Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư ngay cạnh khu đô thị Ciputra, hơn một năm qua cư dân đã gửi đơn thư đến các cấp chính quiền liên quan đến việc điều chỉnh qui hoạch tại đây.

Được biết, vào tháng 5/2017, UBND TP Hà Nội có quiết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ qui hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội. Trong đó, có điều chỉnh khu đất có ký hiệu ĐMKT (đầu mối kỹ thuật) có diện tích hơn 4.800m2 thành công trình bệnh viện u bướu với mật độ xây dựng 40%, cao 12 tầng.

Ông Cao Xuân Tùng - Trưởng Ban Quản trị tòa N03T2 còn cho biết, việc điều chỉnh qui hoạch tại quiết định số 2905/QĐ-QHKT đã được thực hiện mà không có sự tham vấn ý kiến của các cư dân sinh sống tại dự án. 

Phường chỉ lấy ý kiến của 10 người mà không phải người dân trong khu Đoàn Ngoại giao là không đầy đủ. Hay mới đây, việc lấy ý kiến người dân về tác động môi trường của dự án bệnh viện u bướu sang bệnh viện Đa Khoa Việt Nhât cũng không minh bạch.

“Vào tháng 1/2019, UBND phường Xuân Tảo tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án bệnh viện U bướu sau chuyển sang Bệnh Viện Đa Khoa Việt Nhật. Tại biên bản họp lấy ý kiến này, tổ dân phố 1, đại diện cư dân Ngoại giao đoàn đồng loạt phản đối vì lý do bệnh viện xây quá gần khu dân cư, ô nhiễm môi trường…

Thế nhưng đến tháng 4/2019, chủ đầu tư đã tự mời 7 cư dân, tổ dân phố 1 không có ai trong thành phần họp lần 1 đến phường lấy lại ý kiến. Và kết quả biên bản này là cư dân đồng ý. Như vậy là không minh bạch, sai qui trình” – ông Tùng nói.

Theo kết quả khảo sát về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2018, việc công khai, minh bạch qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá bồi thường thu hồi đất gia tăng dần trong 5 năm qua ngoại trừ kết quả năm 2015. Theo PAPI 2018, có được sự gia tăng này là một phần nhờ những qui định cụ thể liên quan trong Luật Đất đai năm 2013.

Cụ thể, năm 2015 có 17,86%; năm 2018 là 21,61% số người được biết về qui hoạch kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa đến 1/3 người có cơ hội đóng góp ý kiến cho các bản qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. 

Điều đó cho thấy, mặc dù đã có sự tăng nhẹ trong việc công khai, minh bạch qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua các năm và tiếp tục tăng trong năm 2018 cho thấy có cải thiện ở các địa phương nhưng mới ở mức độ rất khiêm tốn.



Hồng Khanh