|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ chối thực hiện quyền mua cổ phiếu tăng vốn Triển lãm Giảng Võ mới

10:48 | 17/12/2018
Chia sẻ
Với tỉ lệ 83,71% số phiếu tán thành việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ, dự kiến Trung tâm hội chợ triển lãm mới (tiền thân là Triển lãm Giảng Võ) sẽ được tăng vốn thêm 5.020 tỉ đồng. 

CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Vefac - Mã: VEF) vừa công bố thông tin lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản của về phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Theo đó, 83,71% số phiếu biểu quyết tán thành (61 cổ đông, tương đương 139,45 triệu cổ phiếu), 10% không tán thành (1 cổ đông, 16,66 triệu cổ phiếu), số còn lại không thực hiện quyền hoặc không có ý kiến.

Được biết, tính đến ngày 30/9/2018, Tập đoàn Vingroup chính là cổ đông lớn nhất tại Vefac nắm 83% vốn điều lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nắm 10% vốn còn lại thuộc về các cổ đông khác. Như vậy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính là cổ đông không tán thành đối với nghị quyết phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, cũng sẽ từ chối mua cổ phần trong đợt này.

Với 139,45 triệu cổ phiếu đồng ý mua phát hành thêm, tỷ lệ phân bổ quyền 1:3,6, dự kiến vốn điều lệ của Vefac sẽ tăng thêm 5.020 tỉ đồng, đạt 6.686 tỉ đồng. Điều này có nghĩa khả năng tỷ lệ sở hữu của Bộ Văn hóa sau khi Vefac tăng vốn sẽ hạ xuống còn 2,5%, Vingroup nếu thực hiện toàn bộ quyền mua sẽ tăng sở hữu lên 95,5%.

bo van hoa tu choi thuc hien quyen mua co phieu tang von trien lam giang vo moi
Phối cảnh Trung tâm hội chợ triển lãm Vefac (Ảnh: Vefac)

Vefac tiền thân là Khu triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, triển lãm mang các tên gọi: Khu Triển lãm Giảng Võ (1974- 1978), Khu Triển lãm Trung ương (1979 – 1982), Trung tâm Triển lãm thành tựu Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (1982 – 1985), Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (1985 – 1989), và từ ngày 18/1/1989 mang tên Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Vefac).

Trong 9 tháng đầu năm, VEF báo lãi sau thuế hơn 24 tỉ đồng, chủ yếu nhờ nguồn thu tài chính. Tổng tài sản tính đến 30/9 của VEF là 1.821 tỉ đồng, trong đó riêng tiền và tương đương tiền 984 tỉ đồng (chiếm 54%). Báo cáo tài chính quý III ghi nhận, giá trị tài sản dở dang tại các dự án công ty đang triển khai gồm Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia mới (716 tỉ đồng), Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ và Nhà ở 148 Giảng Võ 76 tỉ đồng và Khu chức năng Đô thị Nam đại lộ Thăng Long gần 8 tỉ đồng.

Trong một diễn biến khác, trước thông tin phát hành tăng vốn và điều chỉnh quy hoạch cục bộ Trung tâm hội chợ triển lãm, cổ phiếu Vefac có màn bứt phá hơn 50% trong vòng một tuần lên ngưỡng 100.000 đồng/cp, hiện đã giảm nhiệt xuống mức 80.000 đồng.

bo van hoa tu choi thuc hien quyen mua co phieu tang von trien lam giang vo moi
Diễn biến giá cổ phiếu VEF trong vòng 3 tháng gần đây (Nguồn: VNDirect)

Xem thêm

Đông A

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.