|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ NN&PTNT: Tương lai tăng trưởng xuất khẩu cá tra vẫn còn phụ thuộc lớn vào Mỹ và Trung Quốc

07:57 | 09/06/2021
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định bức tranh xuất khẩu cá tra trong thời gian tới có sắc thái tươi sáng hay không chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, vì từ mức tăng trưởng âm 30% trong quý I, EU không thể trỗi dậy ngay trong quý II.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 5 tăng nhẹ 200-500 đồng/kg so với tháng trước lên mức 21.500 - 21.700 đồng/kg (công nợ) cho cá size 800g-1,1 kg. 

Đối với cá tra nguyên liệu size lớn từ 1,2kg trở lên, các công ty làm hàng gia công đi thị trường Trung Quốc bắt tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg so với tháng trước lên mức 21.800-22.000 đồng/kg

Giá cá tra nguyên liệu hiện vẫn chỉ tương đương so với chi phí sản xuất do giá thức ăn cá tra đã liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. 

Nhập khẩu cá tra tại một số thị trường lớn như Trung Quốc và các thịt trường khu vực Nam Mỹ có xu hướng tăng nhẹ nhu cầu cho hàng phile size lớn, trong khi tồn kho nhà máy và nguồn cung cá nguyên liệu size này hiện đểu ở mức không cao.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 5 ước đạt 130 triệu USD, tăng 14% so với tháng trước, đưa giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm lên 447 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. 

Đối với mặt hàng tôm, giá trị xuất khẩu trong tháng 5 ước đạt 308 triệu USD, tăng 20,3% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt 921 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định bức tranh xuất khẩu cá tra trong thời gian tới có sắc thái tươi sáng hay không chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, vì từ mức tăng trưởng âm 30% trong quý I, EU không thể trỗi dậy ngay trong quý II, khi những tín hiệu hồi phục nhu cầu của ngành dịch vụ thực phẩm chưa rõ ràng. 

Mỹ đang tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam và xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Các doanh nghiệp lớn xuất khẩu cá tra vào Mỹ đều ổn định và không vướng vấn đề gì với thị trường, do vậy sẽ tiếp đà đẩy mạnh xuất khẩu sang đây.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho rằng nếu chỉ nhìn vào mức tăng trưởng thời gian qua thì các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chưa thực sự an tâm vì ngay từ đầu năm nay chi phí đầu vào đã tăng mạnh, chi phí vận tải biển cũng tăng vọt… nhiều yếu tố kéo theo tăng giá bán phải tăng lên.

Ngoài ra, thị trường Trung Quốc vẫn đang tiềm ẩn rủi ro bởi nước này vẫn đang kiểm soát chặt chẽ dịch COVID-19 đối với các lô hàng thực phẩm đông lạnh, trong đó có cả thủy sản. 

Trước đó, vệc thắt chặt và dựng cao hàng rào đối với thực phẩm nhập khẩu với lý do lo ngại virus SARS CoV-2 lây nhiễm qua đường sản phẩm đã khiến cho hoạt động xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc ách tắc vào cuối năm 2020.

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.