|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công Thương: Việc giải cứu nông sản không chỉ xảy ra ở vùng dịch

08:19 | 03/03/2021
Chia sẻ
Việc giải cứu không phải chỉ trong vùng có dịch, hiện nay nhiều đang đến mùa thu hoạch trong khi cầu giảm mạnh, nhiều bếp ăn chưa hoạt động, sinh viên cũng chưa quay trở lại, công nhân nhiều nơi nghỉ. Do đó, cung đang vượt quá cầu

Liên quan đến vấn đề ách tắc nông sản tại một số địa phương vùng dịch, điển hình là Hải Dương, tại buổi họp báo chiều ngày 3/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết thủ tướng giao cho chủ tịch các tỉnh có quyền chủ động áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, tùy vào từng địa phương. 

Tuy nhiên, một số địa phương vì quá chú trọng công tác phòng chống dịch đã ban hành một số văn bản chưa linh hoạt và phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng là phòng dịch song song với lưu thông hàng hóa. 

Do đó, vừa qua đã xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa, nhất là nông sản đến vụ mùa thu hoạch, có sản lượng cao. 

"Việc giải cứu không phải chỉ trong vùng có dịch, hiện nay nhiều đang đến mùa thu hoạch trong khi cầu giảm mạnh, nhiều bếp ăn chưa hoạt động, sinh viên cũng chưa quay trở lại, công nhân nhiều nơi nghỉ. Do đó, cung đang vượt quá cầu", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đưa ra khuyến nghị và giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân trong đó làm việc với các hệ thống siêu thị để hỗ trợ tiêu thụ nông sản như Central Group, VinCommerce, BRG Retail…

Bộ Công Thương cũng đã làm việc với Bộ NN&PTNT và các địa phương để bàn giải pháp khó khăn, loại bỏ tâm lý e dè tiêu thụ sản phẩm vùng dịch.  

Cung tăng lên trong khi cầu giảm đi nên xảy ra việc dư thừa. Do đó cần hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm song song với đảm bảo phòng dịch.

Bộ Công Thương cũng đã đề xuất nguyên nhân và giải pháp của việc ách tắc hàng hóa. Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương, giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành từng địa phương để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

Trước đó, Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch. Trong đó, khi cần thiết, các UBND tỉnh, thành phố chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương để cấp giấy tờ liên quan theo quy định về phòng, chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ.

Đồng thời, giải quyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân này thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

 Xử lý, hướng dẫn và tiếp nhận các thông tin về khó khăn, vướng mắc trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản...

H.Mĩ

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.