|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương bị truy vấn vì sửa điều kiện kinh doanh không thực chất

15:20 | 21/08/2019
Chia sẻ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Công Thương cần sớm sửa đổi quy định liên quan đến thông tư 21 kiểm tra hàm lượng formaldehyt trước kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
 - Ảnh 1.

Bộ Công Thương liên tục bị truy vấn về việc sửa đổi Thông tư 21 - Ảnh: NG.AN

Đề nghị được đưa ra tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng với các bộ ngành về việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh và thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh sáng 21-8.

Báo cáo về tình hình thực hiện việc cắt giảm điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: năm 2019 để triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã có quyết định và công bố danh mục các điều kiện kinh doanh sẽ bãi bỏ và đơn giản hoá thủ tục hành chính trên Cổng thông tin của Bộ Công Thương.

Theo đó, có hơn 200 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, tương đương 36%; cắt giảm 40/444 thủ tục hành chính, phân cấp địa phương 102 thủ tục và 292 thủ tục ở Trung ương. Đối với các mặt hàng đưa ra khỏi chuyên mục kiểm tra chuyên ngành là hơn 1799 danh mục…

Riêng đối với quy định liên quan đến ngành dệt may mà cụ thể là thông tư 21, ông Hưng khẳng định Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc và có lộ trình.

Mặc dù đánh giá cao Bộ Công Thương khi đây là Bộ đi đầu trong việc ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện kinh doanh năm 2019, song Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng việc cắt giảm điều kiện kinh doanh cần thực chất và hiệu quả hơn, đặc biệt quy định liên quan đến ngành dệt may.

Bởi theo Bộ trưởng, đại diện cho tới hơn 6000 doanh nghiệp trong cả nước là Hiệp hội dệt may đã có ý kiến kiến nghị cần xem xét lại quy định này. Cụ thể, đại diện cộng đồng doanh nghiệp nêu vấn đề là tỉ lệ vi phạm giới hạn về hàm lượng formaldehy là rất nhỏ, trong khi cách thức kiểm tra của Bộ Công Thương đưa ra là thực hiện 100%.

"Liệu có thể thay đổi phương thức kiểm tra được không, ngay cả đánh giá rủi ro, tuân thủ của doanh nghiệp trong phân luồng. Công nhận có tỉ lệ vi phạm nhưng tỉ lệ rất ít, thì cần xem xem thế nào?" - Bộ trưởng đề nghị.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (Ciem) cũng cho rằng, đây là quy định được áp dụng năm 2009 đưa ra nhằm mục đích tạo nên một rào cản kỹ thuật ngăn chặn hàng nhập khẩu.

 - Ảnh 2.

Ngành dệt may VN - Ảnh: TTO

Mặc dù thông tư đã được sửa đổi, nhưng chuyển từ rào cản kỹ thuật sang quy chuẩn kỹ thuật, nhưng ông Cung cho rằng cách thức quản lý mà Bộ Công Thương đặt ra lại không phù hợp. 

Cũng bởi, nếu vì mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng để tránh sản phẩm độc hại, thì cần phải loại bỏ ngay trong quá trình sản xuất, tức quản lý từ gốc chứ không phải là ở khâu ngọn - phân phối sản phẩm. Vì vậy, ông Cung đề nghị không nên tiếp tục hình thức kiểm tra theo lô như hiện nay.

"Trên thị trường có hàng triệu sản phẩm thì Bộ Công Thương có khẳng định được bao nhiêu sản phẩm dán nhãn và bao nhiêu sản phẩm không dán nhãn. Liệu với những sản phẩm chưa dán nhãn thì trách nhiệm của cơ quan quản lý như thế nào, rõ ràng là chưa hoàn thành trách nhiệm với người tiêu dùng. Do đó, không nên tạo thêm chi phí doanh nghiệp, đặc biệt khi ngành dệt may có lợi nhuận rất thấp" - ông Cung đề xuất.

 - Ảnh 3.

Cận cảnh một công ty may mặc - Ảnh: TTO

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho rằng cách hiểu mà của ông Nguyễn Đình Cung đối với việc quản lý thông tư 21 là chưa đúng bản chất. Do đó, ông đề nghị sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Viện Ciem để giải thích cặn kẽ và thống nhất quan điểm.

Một lần nữa nhấn mạnh lại việc cần sớm nghiên cứu sửa đổi thông tư 21, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng quan điểm của Viện trưởng Viện Ciem không phải là không có lý lẽ. Vì vậy, Bộ Công Thương cần sớm tiếp thu, nghiên cứu để có cách thức quản lý sao cho thuận lợi.

Thông tư 21 được Bộ Công Thương ban hành sau khi thông tư 37 được bãi bỏ liên quan đến quy định về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trên các sản phẩm dệt may. Quy định này từng được xem là điều kiện kinh doanh gây khó khăn, tốn kém chi phí và làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Tuy nhiên, khi thông tư 21 được ban hành thì nhiều bất cập về quản lý tiếp tục được đặt ra liên quan đến việc kiểm tra và cách thức quản lý sản phẩm dệt may của Bộ Công Thương, khiến cho cơ quan quản lý phải lùi thời hạn thi hành đến đầu năm 2019.

Đến nay khi có hiệu lực thi hành chính thức, không ít doanh nghiệp đã tiếp tục phản ánh về những quy định của Thông tư đang gây khó khăn và tốn kém chi phí để tuân thủ. Từ đầu năm 2019, cơ quan này đã làm việc với nhiều đơn vị liên quan nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về việc sửa đổi Thông tư này.

Theo đó, Bộ Công Thương đã mở một chuyên mục "Hỏi đáp về thông tư 21" trên Cổng thông tin Bộ để giải đáp các vấn đề thắc mắc của doanh nghiệp. Theo quy định của thông tư 21, mọi sản phẩm dệt may lưu thông trên thị trường phải đáp ứng yêu cầu về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm và được dán nhãn CR để được chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

N.An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.