Bình Chánh xử lý vi phạm xây dựng trước khi lên quận
Đoàn thanh tra tập trung làm việc tại 5 xã Đa Phước, Vĩnh lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên và thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh. (Ảnh minh họa) |
UBND TP HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng lập kế hoạch thanh tra công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh. Đoàn thanh tra tập trung làm việc tại 5 xã Đa Phước, Vĩnh lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên và thị trấn Tân Túc. Kết quả cần báo cáo trong quý II.
UBND huyện Bình Chánh chịu trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ các công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn; hoàn thành và báo cáo kết quả trước ngày 30/6.
Huyện cần tổ chức cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm còn tồn đọng, không để các công trình này tiếp tục thi công hoàn thiện và đưa vào sử dụng, gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm về sau.
Công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn cũng phải chấn chỉnh. Trường hợp không được cấp giấy phép xây dựng là nhà ở riêng lẻ diện tích lớn, chia làm nhiều khối và có đường nội bộ ở giữa, “đầu nậu” có thể lợi dụng để phân nhỏ từng căn nhà và mua bán bất hợp pháp; một trường khác là các công trình sinh hoạt văn hóa, thể thao sân cầu lông trong nhà, quán ăn, cà phê sân vườn biến tướng thành nhà xưởng, nhà kho.
Ngoài ra, các dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng đến nay chủ đầu tư không thực hiện, chậm triển khai cần bị kiến nghị xử lý.
Bình Chánh hiện đang là “điểm nóng” về xây dựng và tốc độ đô thị hóa bởi đề xuất quy hoạch huyện này lên quận gần đây. Huyện Bình Chánh có diện tích hơn 25.000 ha và dân số trên 637.000 người. Đây là cửa ngõ phía Tây của TP HCM với nhiều dự án giao thông trọng điểm… Huyện được đánh giá là hội đủ các điều kiện để lên quận và thực tế đã được thành phố chấp thuận chủ trương này.
Huyện Bình Chánh sẽ được nâng cấp lên quận hay thị xã? |
Ngoài ra, TP HCM mới đây cũng chỉ đạo tăng cường việc kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Theo đó, những cá nhân, tổ chức chưa chấm dứt hành vi vi phạm hoặc chưa chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, chưa thực hiện xong biện pháp khắc phục hậu quả thì sẽ bị xử lý.
Cụ thể, các trường hợp này có thể không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ có công trình vi phạm; không được giao đất, cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; không được chứng nhận các giao dịch, chuyển nhượng những công trình chưa hoàn công, công trình vi phạm xây dựng; thậm chí công trình vi phạm có thể bị cưỡng chế phá dỡ...
TP HCM không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ vi phạm trật tự xây dựng
Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa chấm dứt hành vi vi phạm trật tự xây dựng, chưa chấp hành quyết định xử lý vi ... |