Bất động sản \"hút\" nhà đầu tư châu Á
Đó là ý kiến của David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu toàn cầu thuộc Công ty Jones Lang LaSalle (JLL).
Không chỉ là kênh đầu tư thay thế
Dẫn báo cáo của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), Green-Morgan nhắc lại, về lâu dài, CIC sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các loại hình tài sản có thể tạo ra lợi nhuận ổn định như bất động sản và cơ sở hạ tầng.
Thực tế đã chứng minh, đến nay, CIC đã có hơn 40 khoản đầu tư vào bất động sản trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương. "Họ đã đầu tư hơn 5,5 USD vào bất động sản kể từ năm 2013. Trong đó chỉ riêng năm 2015, CIC đã ‘bơm’ hơn 3 tỉ USD vào các bất động sản nước ngoài”, ông cung cấp những thông tin về nhà đầu tư bất động sản toàn cầu lớn nhất Trung Quốc.
Bất động sản toàn cầu đang là hướng đầu tư của nhiều tổ chức chứ không chỉ của riêng CIC. Theo số liệu từ Ủy ban Quản lý Giám sát Bảo hiểm Trung Quốc, các công ty bảo hiểm Trung Quốc hiện đang chuyển dịch cơ cấu vốn, hướng về các kênh đầu tư khác. Từ năm 2012 – quý I/2016, khoản đầu tư thay thế đã bứt phá ngoạn mục, từ chỗ có tỉ trọng thấp nhất đã vượt lên dẫn đầu, chiếm đến 34,2% tổng vốn đầu tư.
Phân bố tài sản của các công ty bảo hiểm Trung Quốc |
|||||
Năm |
Tổng tài sản đầu tư (Nghìn tỉ Nhân dân tệ) |
Tiền mặt (%) |
Trái phiếu (%) |
Cổ phần/ Quỹ chứng khoán (%) |
Lựa chọn thay thế (%) |
2012 |
6.85 |
34,2 |
44.7 |
11.8 |
9.4 |
2013 |
7.69 |
29.5 |
43.4 |
10.2 |
16.9 |
2014 |
9.30 |
26.9 |
38.7 |
10.8 |
23.7 |
2015 |
11.18 |
21.8 |
34.4 |
15.2 |
28.7 |
Quý I/2016 |
12.56 |
18.8 |
33.5 |
13.5 |
34.2 |
Bảng: Phân bố tài sản của các công ty bảo hiểm Trung Quốc. (Nguồn: CIRC)
Theo khảo sát gần đây của tập đoàn JPMorgan Asset Management, tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại các quỹ hưu trí Nhật Bản khi có đến 70% người tham gia trả lời đang đầu tư vào các kênh thay thế.
David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường vốn của JLL toàn cầu cho biết: "Với việc ngày càng có nhiều quốc gia giảm mức lãi suất về gần bằng không hoặc thậm chí âm, các nhà đầu tư tổ chức trên thế giới hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được một mức lợi nhuận ổn định.
Green-Morgan cho rằng, xu hướng “lãi suất thấp để phát triển bền vững” trên toàn cầu hiện nay đã khiến bất động sản không còn là một kênh đầu tư thay thế, mà trở thành một loại tài sản đầu tư chính thống.
Ông phân tích: “Bất động sản cũng giống các tài sản khác, đều có chu kỳ khi giá thuê tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể duy trì giá thuê trong một thời gian dài thông qua các hợp đồng cho thuê tài sản. Họ còn có thể tăng thu nhập bằng cách tăng giá thuê”.
Hơn 50% giao dịch diễn ra ở các thành phố lớn
Thị trường bất động sản toàn cầu hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tư như mức lợi nhuận bền vững dài hạn, cùng với tiềm năng gia tang giá trị của khoản đầu tư.
Bởi tính ổn định của thị trường bất động sản tại các thành phố lớn nên “hơn 50% tổng khối lượng giao dịch chỉ diễn ra tại 30 thành phố lớn nhất thế giới” và “chỉ tập trung vào một số loại tài sản nhất định”.
Tuy nhiên, gần đây các nhà đầu tư cũng đang có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ những vị trí thứ yếu và phân khúc bất động sản khác. Green-Morgan nêu ví dụ: “Xu hướng đầu tư vào nhà ở cho sinh viên có sự tăng trưởng đặc biệt ở Anh, hiện đang dịch chuyển đến các địa điểm khác ở châu Âu và trên thế giới. Một lĩnh vực khác đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư tổ chức là các khoản đầu tư vào logistics, đặc biệt là ở Châu Âu và Hoa Kỳ”.
Hợp tác với các chuyên gia địa phương chính là một cách hiệu quả, giúp nhà đầu tư mới nắm bắt được những phân khúc hoặc khu vực đầu tư mới. David Green-Morgan nhận định: “Chúng tôi đang nhìn thấy nhiều doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đã sẵn sàng hợp tác để tiếp cận thị trường. Và tôi nghĩ rằng xu hướng này sẽ tăng lên”.