Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 10/11/2022
Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới
- Cao su: Đầu tháng 11/2022, giá cao su tại thị trường châu Á biến động không đồng nhất.
- Cà phê: 10 ngày đầu tháng 11/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm trước dự báo sản lượng của Brazil tăng.
- Hạt điều: Tháng 9/2022, nhập khẩu hạt điều của Trung Quốc giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu hạt điều của EU trong 7 tháng đầu năm 2022 giảm 3,6% về lượng, nhưng tăng 7,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
- Rau quả: Campuchia sẽ khởi động các cuộc đàm phán để thúc đẩy xuất khẩu 7 mặt hàng nông sản sang Trung Quốc, trong đó có trái dừa. Chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc khiến Mianmar không xuất khẩu được dưa hấu sang thị trường Trung Quốc.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Đầu tháng 11/2022, giá sắn nguyên liệu tại Thái Lan tăng so với cuối tháng 10/2022, giá tinh bột sắn giảm.
- Thủy sản: Rabobank dự báo thương mại cá hồi và tôm toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng. Ủy ban Châu Âu đã đưa ra mức tối đa đối với 3 chất phụ gia có trong các sản phẩm cá ngừ để giải quyết vấn đề gian lận thực phẩm.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trong 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Italy đạt 3,9 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành công nghiệp gỗ của Argentina có nguy cơ đóng cửa do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào.
Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước
- Cao su: Từ đầu tháng 11/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước vẫn ở mức thấp. Tháng 10/2022, Việt Nam xuất khẩu được 223,59 nghìn tấn cao su, trị giá 313,5 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với tháng 9/2022.
Trong 9 tháng năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc; thị phần trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm.
- Cà phê: Ngày 9/11/2022, giá cà phê robusta trong nước giảm 1.100 đồng/kg so với ngày 28/10/2022. Tháng 10/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 19,6% về lượng và giảm 4,8% về trị giá so với tháng 10/2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 11,94% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống 7,31% trong 9 tháng năm 2022.
- Hạt điều: Tháng 10/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng 15,6% về lượng và tăng 13,4% về trị giá so với tháng 9/2022, nhưng vẫn tiếp tục trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng.
- Rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 309,7 triệu USD, tăng 22,9% so với tháng 9/2022 và tăng hơn 28% so với tháng 10/2022. Thị phần quả chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng.
- Sắn và sản phẩm từ sắn: Nhu cầu sắn lát của các nhà máy thức ăn chăn nuôi và thức ăn thuỷ sản trong nước tiếp tục tăng do nhu cầu sản xuất cuối năm và tăng tỷ lệ pha trộn sắn lát trong thành phần thức ăn gia súc, gia cầm.
Tháng 10/2022, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam tăng 23,5% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với tháng 9/2022. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng năm 2022 chiếm 38,9%, tăng mạnh so với mức 16,9% của cùng kỳ năm 2021.
- Thủy sản: Tháng 10/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 907,4 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 9/2022 và tăng 2,1% so với tháng 10/2021. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Trị gi á xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 10/2022 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng 9/2022 và tăng 25,8% so với tháng 10/2021. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ các thị trường ngoài khối tăng.
Bản tin chi tiết: