|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bắc Giang thu về hơn 6.800 tỷ đồng từ vụ vải thiều 2021

16:06 | 10/07/2021
Chia sẻ
Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng. Con số này tương đương với năm có doanh thu cao nhất.

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn tăng 31% sản lượng so với năm 2020. 

Giá bán luôn được duy trì ổn định từ đầu đến cuối vụ, bình quân của cả vụ đạt 19.800 đồng/kg, cơ bản tương đương, thậm chí có thời điểm cao hơn những năm không có dịch.

Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng (tương đương với năm có doanh thu cao nhất).

Trong đó, doanh thu từ vải thiều ước đạt 4.274 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.547 tỷ đồng.

Vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực: EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, khu vực Trung Đông…

Vải thiều Bắc Giang được người tiêu dùng tại các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức và một số nước EU… đánh giá cao về chất lượng.

Giá bán vải thiều Bắc Giang xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động từ 30.000 - 55.000 đồng/kg. Riêng giá bán vải thiều Bắc Giang ở các nước Nhật Bản, Pháp, Đức, Hà Lan… ở mức rất cao từ 350.000 - 450.000 đồng/kg.

Vụ vải thiều năm 2022, tỉnh sẽ quan tâm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc vải thiều theo hướng "chất lượng là giá trị sống còn" và theo hướng giá trị cao.

Chú trọng thị trường tiêu thụ nội địa với các kênh phân phối hiện đại và thị trường truyền thống có sức tiêu thụ lớn, Bắc Giang tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống của quả vải, thúc đẩy tăng dần sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông.

H.Mĩ

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.