|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Argentina muốn xích lại gần cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng Tổng thống Donald Trump đẩy họ về phía Bắc Kinh

07:22 | 13/12/2019
Chia sẻ
Ngay từ khi Argentina chuẩn bị chào đón tổng thống mới, ông chủ Nhà Trắng đã thực hiện một hành động quan trọng để nước này buộc phải hướng về Trung Quốc.

Ngày 2/12, Tổng thống Donald Trump thông báo trên tài khoản Twitter của ông về luật thuế mới của Mỹ sẽ áp dụng cho mặt hàng thép và nhôm của Argentina và Brazil nhằm đáp trả lại lại niềm tin rằng "đồng USD đang ngày càng mất giá trị và gây bất lợi cho nông dân Mỹ." 

Hành động của ông đang trực tiếp đẩy Argentina và Brazil về phía Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng với Argentina trong bối cảnh tổng thống mới đắc cử Alberto-Fernández nhậm chức vào ngày 10/12.

Một làn sóng mới các chính phủ dân chủ với xu hướng chuyên chế đang dần nắm quyền ở châu Mỹ Latinh, xóa bỏ tàn dư của giai đoạn "thủy triều hồng" ở châu lục này trong những năm 2000. 

Các chính phủ mới khiến khu vực Mỹ Latinh đặt ra câu hỏi về quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Giá cả hàng hóa tăng cao trong những năm gần đây đã giúp cải thiện nhiều ngành xuất khẩu nhiên liệu thô của các nước Mĩ Latinh, trong khi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Trung Quốc giảm 1/3 trong năm 2018.

Alberto Fernández

Ông Alberto Fernández, tân Tổng thống Argentina. Ảnh: CBS

Quyết định về thuế mới đây nhất của Trump, người tự nhận là "người đàn ông thuế quan", có thể sẽ tạo ra triển vọng trong phát triển quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Mỹ Latinh nói chung và với Argentina nói riêng.

Argentina có mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, một vị thế ngoại giao mà Trung Quốc dành cho số ít quốc gia. 

Mối quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển từ thời tổng thống Cristina Fernández de Kirchner, khi hơn 20 hiệp ước và các dự án đầu tư được ký kết giữa hai bên. 

Mặc dù vấp phải những nghi ngại trong mối quan hệ giữa Argentina và Trung Quốc, Tổng thống Mauricio Macri vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Trung Quốc được thiết lập từ người tiền nhiệm.

Khi căng thẳng leo thang trong mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh, Tổng thống Macri chủ trương xây dựng mối quan hệ hữu nghị với cả hai cường quốc. Kết quả là Argentina được chào đón tại các hội nghị quốc tế như G-20 và Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.

Tống thống Macri cũng đã tham dự Diễn đàn Con đường và Vành đai ở Bắc Kinh. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu "châu Mỹ Latinh là một nhân tố tất yếu trong Con đường Tơ lụa trên biển ở thế kỷ 21", đồng thời hoan nghênh sự ủng hộ và tham gia của Argentina vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). 

Tính đến năm 2018, hơn 50 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Argentina, bao gồm Huawei, ZTE, Shanghai SVA, China TCL Group, Nanjing Jincheng, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, các dự án hợp tác phát triển chung đang được thực hiện giữa Trung Quốc và Argentina giúp kích thích nền kinh tế địa phương ở nhiều tỉnh. 

 Nhiều công ty Trung Quốc đang giúp Argentina xây dựng nhà máy năng lượng lớn nhất Nam Mỹ ở tỉnh Jujuy phía tây bắc và nhiều nhà máy phong điện ở nhiều tỉnh thành thuộc Buenos Aires và Chubut, với mục tiêu đẩy mạnh năng lượng tái tạo và mang lại nhiều đóng góp trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Là một dấu hiệu quan trọng trong việc hợp tác phát triển kinh tế, Tổng thống Macri, người dường như đã chuẩn bị cho việc ngăn chặn các dự án năng lượng được hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc, không còn lựa chọn nào ngoài việc cho phép tiến hành xây dựng giữa lúc tiếp tục chiến dịch tái tranh cử vào tháng 10.

Đồng nhân dân tệ đã chứng minh sự hữu dụng trong mối quan hệ giữa hai bên. Argentina từ lâu đã nằm trên ranh giới khủng hoảng tài chính, khiến cho nước này không thể tiếp cận các thị trường tín dụng, các khoản/ nguồn đầu tư vào nước này cũng bị phong tỏa. 

Tháng 12 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Argentina ký thỏa thuận với ngân hàng nhân dân Trung Quốc để mở rộng chương trình hoán đổi tiền tệ lên tới 8 tỉ USD, nâng tổng số tiền hoán đổi lên tới 18,7 tỉ USD. 

Việc ký kết là một phần mở rộng của chương trình hoán đổi tiền tệ hai nước đã kí từ tháng 7/2017. Khi chính phủ của ông Fernández không kêu gọi được đủ vốn đầu tư từ các thị trường quốc tế, đồng nhân dân tệ càng phát huy vai trò quốc tế của nó ở Argentina.

Về vấn đề tài chính, Trung Quốc có lợi thế về "vốn dài hạn". Theo Justin Yifu Lin và Yan Wang, Hiệu trưởng danh dự và giáo sư tại Trường Phát triển Quốc gia, đại học Bắc Kinh, có ba lý do căn bản phía sau Sáng kiến Con đường và Vành đai.

Đầu tiên, Trung Quốc đã cho thấy những lợi thế cạnh tranh trong việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các nhà máy năng lượng thủy điện, đường cao tốc, cảng, đường sắt và mạng lưới viễn thông. Thứ hai, Trung Quốc đã có kinh nghiệm xây dựng thành công nhiều khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng tâm ở nước ngoài.

Thứ ba, giáo sư Lin và Wang nhận định rằng "vốn dài hạn" cần được sử dụng theo một cách khác để tài trợ cho Sáng kiến Vành đai và Con đường, đồng thời thu hẹp sự khác biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trước thềm cuộc gặp mặt G-20 vào năm 2018, quỹ cơ sở hạ tầng của Argentina được ước tính thiếu hụt 26 tỉ USD, tương đương 1/5 tổng chi tiêu của chính phủ năm 2017. Con số được dự tính sẽ tăng lên 358 tỉ USD vào năm 2040.

Nếu chính phủ mới không thể san bằng khoảng cách thiếu hụt, nền kinh tế của Argentina cũng như cuộc sống của người dân sẽ ngày càng giảm sút. Argentina càng cần xây dựng cơ sở hạ tầng bao nhiêu, "vốn dài hạn" từ Trung Quốc sẽ càng trở nên quan trọng và giúp ích bấy nhiêu.

Với sự mở rộng của Sáng kiến Con đường và Vành đai tới châu Mỹ La tinh và việc Mỹ dường như hài lòng với việc nhường vị trí lãnh đạo khu vực cho Trung Quốc, một điều chắc chắc về tình thế của Argentina: Họ đang đối mặt với bất ổn kinh tế lớn, cùng với việc họ không biết trước kết quả các dự án. 

Argentina có thể sẽ đưa ra một cơ sở thử nghiệm đối với mô hình thay thế Trung Quốc để phát triển, một mô hình sẽ rất khác so với mô hình của các nước phương Tây.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Phong

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.