|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ADB cung cấp khoản vay 500 triệu USD giúp Philippines đối phó COVID-19

07:20 | 18/06/2020
Chia sẻ
Khoản vay trên không chỉ giúp Philippines có thêm nguồn tài chính để ứng phó với những tác động từ dịch COVID-19, mà còn hỗ trợ các chương trình bảo trợ xã hội khi nước này khởi động lại nền kinh tế.
ADB cung cấp khoản vay 500 triệu USD giúp Philippines đối phó COVID-19 - Ảnh 1.

Xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quezon. (Ảnh: Reuters)

Chính phủ Philippines đã ký một thoả thuận với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về một khoản vay trị giá 500 triệu USD, nhằm hỗ trợ nước này giảm thiểu những tác động từ đại dịch COVID-19, vốn đã gây tổn thương nặng nề cho những người nghèo.

Bộ Tài chính Philippines cho biết, nước này đã tiếp nhận gói hỗ trợ trị giá 500 triệu USD từ ADB để đáp ứng nhu cầu về ngân sách tức thời của nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19, thông qua việc ký kết thỏa thuận cho vay dành cho Dự án bảo trợ xã hội mở rộng (ESAP).

Theo Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Sebastuez, khoản vay trên không chỉ giúp Philippines có thêm nguồn tài chính để ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19, mà còn hỗ trợ các chương trình bảo trợ xã hội khi nước này khởi động lại nền kinh tế, giúp cuộc sống của người dân vững vàng trở lại sau đại dịch.

ESAP vốn được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ kéo dài suốt một thập kỷ qua của ADB dành cho các chương trình bảo trợ xã hội ở Philippines, nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ nước này tiếp tục thực hiện chương trình chuyển tiền có điều kiện mang tên Pantawid Pamilyang Pilipino Program (4Ps).

Khoản vay 500 triệu USD nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động giáo dục và y tế cho những người đang hưởng lợi từ dự án 4Ps trong thời gian 4 năm kể từ năm 2020. Khoản vay ESAP sẽ nâng tổng giá trị các gói cứu trợ tài chính tăng cường mà ADB dành cho Philippines lên 2,6 tỷ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.

Minh Trang

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.