|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

5 nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất châu Á

21:45 | 06/12/2017
Chia sẻ
5 nền kinh tế đều tăng trưởng dưới 2% và thậm chí còn âm.

GDP Trung Quốc đi xuống một vài lần trong tháng 10. Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có ảnh hưởng lớn vì liên kết lan rộng khắp thế giới, từ các mỏ ở châu Phi sang bất động sản ở châu Mỹ.

Con đường phát triển của cường quốc này cũng phản chiếu phần lớn khu vực Đông Á vì đều có xuất phát điểm thấp, dựa vào đầu tư nước ngoài và thị trường tiêu dùng năng động. Trừ Trung Đông, dưới đây là 5 nền kinh tế yếu nhất trong khu vực năm ngoái.

Macau (-4%)

5 nen kinh te tang truong yeu nhat chau a
Casino Grand Lisboa nằm giữa những con phố đông đúc ở Macau (Nguồn: Getty Images).

Nền kinh tế tệ nhất của châu Á vào năm 2016 là thiên đường casino Macau. Tăng trưởng của vùng lãnh thổ này giảm xuống mức âm 4% vào năm ngoái, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình cấm công chức nhà nước chơi đánh bạc đã ảnh hưởng mạnh đến Macau vì cờ bạc chiếm tới 60% nền kinh tế.

Brunei (-2.5%)

Mức giảm 2,5% chủ yếu là do sự sụt giảm sản lượng dầu trong bối cảnh giá dầu thế giới đi xuống. Chính phủ nước này mất nguồn thu, thu hẹp chi tiêu cũng như đầu tư công.

Triều Tiên (+1%)

5 nen kinh te tang truong yeu nhat chau a
Người dân đã theo dõi tin tức về vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 ở Bình Nhưỡng ngày 29/11 (Nguồn: Getty Images).

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc thông báo kinh tế Triều Tiên đạt 3,9% nhưng IMF cho biết GDP 2016 chỉ tăng trưởng ở mức 1%. Dù con số thực tế là gì, quốc gia này chủ yếu dựa trên các mặt hàng xuất khẩu như than, chì và hải sản trong khi các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc sẽ ngăn chặn những hàng hoá này đến được với thị trường nước ngoài.

Nhật Bản (+1%)

Nền kinh tế lớn thứ 3 của châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ khó mà tiến lên được vì người dân không tiêu tiền, phần lớn là do lương tăng ít. Trong khi đó, tiêu dùng chiếm 60% GDP. Kinh tế Nhật Bản tốt hơn trong nửa đầu năm 2017 nhờ sản xuất công nghiệp và đầu tư kinh doanh mạnh, theo các quan chức nước này.

Đài Loan (+1,4%)

5 nen kinh te tang truong yeu nhat chau a
Tòa nhà Đài Bắc 101 ở Đài Bắc, Đài Loan (Nguồn: Bloomberg).

Kinh tế Đài Loan chỉ tăng 1,4% trong năm ngoái vì nhu cầu không ổn định ở châu Âu và châu Á. Tăng trưởng của trung tâm xuất khẩu này phụ thuộc vào các tín hiệu kinh tế thế giới. Nếu các nhà nhập khẩu lớn từ Trung Quốc sang Mỹ hoạt động tốt, các nhà xuất khẩu Đài Loan cũng sẽ theo.

Trang Hồ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.