|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

5 dự án nghìn tỉ thua lỗ vướng mắc hợp đồng EPC: Nếu kiện nhà thầu Trung Quốc, chi phí rất lớn và khó thắng

18:48 | 20/05/2020
Chia sẻ
Hiện có 5 trong tổng số 12 dự án yếu kém ngành Công thương đang có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC. 5 dự án này đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần. Nếu đưa vụ việc ra tòa, sẽ không thuận lợi cho các DN Việt và khả năng thắng kiện thấp, chi phí rất lớn...

Chính phủ vừa có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lí tồn tại của 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương. 

Theo đó, báo cáo cho biết, trong 12 dự án hiện chỉ có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi, là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung (trong đó có một doanh nghiệp dù hiện có lãi những vẫn còn lỗ lũy kế). 

Bên cạnh đó, có 3 dự án, doanh nghiệp giảm được lỗ nhưng chưa bền vững. Cụ thể, so với năm 2017, năm 2018, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc giảm lỗ 342 tỉ đồng, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai giảm lỗ 208,8 tỉ đồng, Nhà máy Đạm Ninh Bình giảm lỗ 417,2 tỉ đồng. 

7 dự án, doanh nghiệp còn lại vẫn trong tình trạng thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động. 

5 dự án nghìn tỉ thua lỗ vướng mắc hợp đồng EPC: Nếu kiện nhà thầu Trung Quốc, chi phí rất lớn và khó thắng - Ảnh 1.

Nhà máy đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án yếu kém của ngành Công thương.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả nói trên, có 5 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC. Tất cả các dự án này đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần.

5 dự án này bao gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án cải tạo - mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc; Nhà máy đạm Ninh Bình; Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất; mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. 

Theo báo cáo, tranh chấp, vướng mắc chủ yếu tập trung vào các vấn đề: chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kĩ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị so với Hợp đồng đã kí và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đã kí.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của Hợp đồng; Tranh chấp quyết toán chi phí chạy thử; Giá trị quyết toán thực tế không phù hợp với Hợp đồng EPC đã kí.

Ngoài ra, yêu cầu bồi thường chi phí dịch vụ kĩ thuật kéo dài, chi phí bảo dưỡng khắc phục hư hỏng thiết bị, chi phí chờ đợi hướng dẫn lắp đặt thiết bị, chi phí thay đổi thiết kế, sửa chữa công trình đã thi công...

Việc đàm phán giải quyết tranh chấp đến nay vẫn không thành công. Trước tình thế này, báo cáo của Chính phủ cho rằng có 2 giải pháp xử lí được nêu ra.

Một là đưa ra trọng tài hoặc tòa án để phân xử. Hai là chủ đầu tư tự quyết toán theo qui định của Thông tư 64/2018/TT-BTC đối với trường hợp nhà thầu không thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định hoặc không thực hiện các nội dung công việc để hoàn thành quyết toán.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng cho biết, đối với giải pháp đưa ra phân xử thông qua trọng tài hoặc tòa án, các doanh nghiệp đã thuê tư vấn pháp lí sau khi nghiên cứu hồ sơ, tư vấn đã khuyến cáo việc khởi kiện để xử lí tranh chấp Hợp đồng EPC (nhất là 3 dự án thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp. 

Bên cạnh đó, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, có thể chi phí cho việc phải trả tiền cho các nhà thầu khi thua kiện cộng với chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn tổng số tiền đang còn tranh chấp trong các Hợp đồng EPC.

Đối với giải pháp thứ hai là chủ đầu tư tự quyết toán, do còn tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán. Do đó, Chính phủ cho rằng để xử lí được tồn tại này, Bộ Tài chính cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán phù hợp hơn với tình hình thực tế của các dự án hiện nay.

Liên quan tới vướng mắc pháp lí về tranh chấp các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lí tài sản của 5 dự án còn tranh chấp hợp đồng EPC nêu trên, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty chủ động sử dụng tư vấn luật để hệ thống lại toàn bộ hợp đồng EPC đối với từng dự án, rà soát kĩ nội dung còn tranh chấp, vướng mắc. 

Đồng thời, đánh giá các khả năng: hòa giải, xử lí khởi kiện hoặc chấm dứt hợp đồng để lựa chọn phương án xử lí dứt điểm tối ưu. 

Chỉnh phủ yêu cầu Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thanh, quyết toán hợp đồng EPC đối với các nội dung thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước của các Bộ theo đề nghị của các tập đoàn, tổng công ty nếu còn vướng mắc.

Theo báo cáo trên, dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỉ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỉ đồng.

Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỉ, ngắn hạn 5.701 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án gồm Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án đạm Hà Bắc, Dự án DAP số 1 Hải Phòng, Dự án DAP số 2 Lào Cai Nhà máy đóng dầu Dung Quất với tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 9.796 tỉ đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.